Mục
tiêu chỉ được chuyển hóa thành kết quả khi có lực lượng thực hiện. Vì thế, các
thế lực thù địch đã coi tôn giáo là chiêu bài để lợi dụng, tập hợp lực lượng
chống phá cách mạng, chia rẽ các tôn giáo với nhau, chia rẽ người có tôn giáo
với người không có tôn giáo, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự
xuất hiện và biến đổi của tôn giáo bao giờ cũng gắn với nguồn gốc về nhận thức,
kinh tế - xã hội và tâm lý. Cũng như nhiều quốc gia khác, tôn giáo ở Việt Nam
ra đời, tồn tại và phát triển dựa vào các yếu tố: tâm linh; sự giới hạn nhận
thức của con người trước thế giới; sự sợ hãi, bất lực trước tự nhiên rộng lớn,
bí ẩn; sự tuyệt vọng về bệnh tật mà y học chưa vươn tới; cuộc sống khó khăn,
túng quẫn về kinh tế, v.v. Khai thác những vấn đề đó, các thế lực thù địch dựng
lên cái gọi là “tôn giáo”, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an
ủi, vỗ về, xoa dịu lúc sa cơ, lỡ vận... Với niềm tin được đền bù hư ảo do
tôn giáo đem lại, các tín đồ bị ràng buộc bởi thứ được gọi là giáo lý, giáo
luật, thực hiện nghi thức “tôn giáo” và những điểm tương đồng khác, hòng tạo ra
sự gắn kết chặt chẽ, lâu bền giữa những người cùng tín ngưỡng.
Sự gắn kết này tạo ra sức mạnh to lớn của một cộng đồng người và nó khác biệt
với các cộng đồng người khác do tín ngưỡng, dẫn đến chia rẽ, mâu thuẫn trong
cộng đồng dân cư, giữa người có đạo và không có đạo. Nguy hiểm hơn là khi khối
cộng đồng người này bị mê hoặc, cuồng tín và hoạt động theo phản xạ tự nhiên, không
tuân thủ chính sách tôn giáo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện vô
điều kiện theo sự chăn dắt của bọn chủ mưu.
phải cảnh giác trước các âm mưu của bọn phản động
Trả lờiXóa