Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

TÁC HẠI CỦA SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRONG QUAN HỆ VỚI SUY THOÁI VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG – TRÊN PHƯƠNG DIỆN CÁ NHÂN

Bất kỳ cá nhân ai, khi đã suy thoái về bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… so với các giá trị và quy chuẩn chung của xã hội, của mỗi dòng họ, của mỗi gia đình… cũng đều có tác hại trước hết với chính mình, với những cá nhân khác có quan hệ với mình, sau đó là tác hại với dòng họ, với gia đình và với xã hội. 
Riêng suy thoái về tư tưởng chính trị trong mối quan hệ qua lại với suy thoái về đạo đức, lối sống là 3 loại nhân tố cơ bản và quan trọng nhất gây tác hại có ý nghĩa bao quát đến những giá trị chung tạo nên phẩm chất, nhân cách và năng lực của mỗi con người trong một chế độ xã hội xác định, mà ở đây là trong chế độ xã hội Việt Nam đang đổi mới theo mục tiêu-con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Không hề “máy móc - cực đoan - bảo thủ - lạc hậu…” trong thời đại hiện nay khi vẫn kết luận đúng thực chất của mọi chế độ xã hội ở tất cả các nước như sau: Chừng nào ở mọi nước vẫn do một Đảng chính trị, gắn với một Nhà nước tương ứng với nó lãnh đạo - quản lý thì nhân tố tư tưởng chính trị vẫn luôn dẫn dắt - định hướng cho mọi hoạt động của toàn xã hội trên mọi lĩnh vực (trong đó có kinh tế, khoa học và công nghệ; cho dù ở nước này, nước khác có công bố hay không! Đối với mỗi cá nhân ai đó, trong trường hợp nếu có biểu hiện tự cho mình là “vô chính trị” – thực chất là suy thoái về tư tưởng chính trị (dù có thể vẫn giữ được đạo đức, lối sống cá nhân thể hiện những giá trị chung của nhân loại, của mỗi dân tộc… như trên đã đề cập). Song, “nhân tố tư tưởng chính trị” vẫn luôn là nhân tố khách quan, bất chấp một ai đó “có quan tâm hay không”, thậm chí tự cho mình là “vô chính trị, không dính dáng đến chính trị”, “không thích làm chính trị”… (như không ít người vẫn tự nói công khai như vậy)…thì về thực chất, họ vẫn đang sống trong một chế độ chính trị cụ thể nào đó; mà ở đây đang đề cập cụ thể là chế độ chính trị Việt Nam hiện nay. Bởi vì chúng ta đều biết: công dân là quyền chính trị cơ bản nhất của mỗi con người trong một Nhà nước pháp quyền (dù tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa). Do vậy, về thực chất, không thể có người “vô chính trị”, bởi vì tư tưởng chính trị của họ vẫn thường thể hiện hàng ngày, ít nhất là qua các quyền và nghĩa vụ công dân một nước. Vì thực chất đó mà V.I. Lênin đã khẳng định dứt khoát một quan điểm cho đến nay vẫn nguyên giá trị phổ biến rằng: trong thời đại hiện nay - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội… thì xét về mặt lập trường tư tưởng chính trị sẽ như sau: hoặc là tư tưởng chính trị tư sản, hoặc là lập trường chính trị cộng sản; không thể có “cái trung dung ở giữa”!

Vì vậy một ai đó ở Việt Nam hiện nay, dù có giữ đạo đức, lối sống “truyền thống” mà lại tỏ ra “vô chính trị” cũng đã là suy thoái về tư tưởng chính trị, do đó rất hạn chế, thậm chí rất dễ sa vào tình trạng biến chất về tư tưởng chính trị trái với bản chất, Mục tiêu-con đường phát triển của đất nước, của dân tộc ta! Họ đã, đang và sẽ là đối tượng mà các thế lực thù địch với chế độ ta lạm dụng, lôi kéo để chống phá chế độ ta.

1 nhận xét: