Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

NHỮNG BIỂU HIỆN PHAI NHẠT LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG SUY GIẢM NIỀM TIN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

          1. Phai nhạt lý tưởng cách mạng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
          Những năm gần đây, đời sống kinh tế khá hơn nhiều so với thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX lại xuất hiện những biểu hiện phai nhạt mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Họ cho rằng xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam là dựng nước đi đôi với giữ nước, là độc lập dân tộc chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội chỉ là mong muốn, mang tính chất chủ quan, là sản phẩm thuần túy của tư tưởng, không có trong hiện thực xã hội, hoặc nó mới là mục tiêu xa, còn lâu mới có cho nên tạm gác lại và tìm con đường phát triển khác: chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội phi mác xít (bản chất cũng là chủ nghĩa tư bản). Từ đó những hoạt động của họ không hướng theo những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân lao động (công nhân, nông dân, trí thức…) mà hướng theo mục tiêu chủ nghĩa tư bản: tiền, tiền và tiền, có tiền là có tất cả, có tiền bằng mọi cách, mọi giá. 
         2. Hoài nghi, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
        Một là, có quan niệm cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời cách đây gần 170 năm, từ thời đại công nghiệp nay loài người đã sang thời đại kinh tế tri thức, cho nên chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành lạc hậu. 
         Hai là, họ cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ nói giai cấp và đấu tranh giai cấp không đề cập, bỏ quên lợi ích dân tộc, do đó không phù hợp với thực tiễn truyền thống Việt Nam.
        3. Lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng 
       Từ chỗ hoài nghi, phủ nhận lý tưởng cách mạng của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, một số cán bộ, đảng viên nảy sinh ra tư tưởng lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện ở chỗ: 1/ không học; 2/ học với động cơ sai, học chỉ để “chuẩn hóa” vào các chức danh mà họ được đưa vào “nguồn”, “quy hoạch”. Cho nên họ học cho đủ tiết học, đủ bài thi, đủ điểm, thậm chí có cả việc học hộ… Họ đã quên lời dạy của Bác Hồ: học để làm việc, làm người…

1 nhận xét: