Mới đây, tại Hà Nội đã chính thức ra
mắt mạng Lotus – mạng xã hội (MXH) “made in Việt Nam”. Tuy không phải là MXH
đầu tiên nhưng Lotus đã gây sự chú ý của dư luận cũng như người dùng trong và
ngoài nước. Bên cạnh sự đón chờ của người Việt, cũng có những luồng ý kiến trái
chiều, hoài nghi về sự tồn tại, phát triển của Lotus. Đặc biệt, một bộ phận
những kẻ cơ hội, lợi dụng sự kiện ra mắt Lotus đã phát tán trên nhiều trang
mạng các bài viết rêu rao rằng, ở Việt Nam không có tự do thông tin, tự do mạng
xã hội… như bài viết “Dùng MXH “Made in Việt Nam: như tự sắm dây
trói mình” của Võ Ngọc Ánh. Bài viết là những luận điệu xuyên
tạc “cũ rích” về tình hình tự do thông tin, tự do internet, mạng xã hội ở Việt
Nam nhằm mục đích chống phá nền dân chủ, công kích vào chế độ chính trị xã hội
ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, các mạng xã hội bắt
đầu du nhập vào từ những năm 2000 dưới hình thức các trang nhật ký điện tử
(blog). Đến nay, có khoảng 270 MXH được cấp giấy phép hoạt động với khoảng 35
triệu người dùng, chiếm 37% dân số. Ngày nay, chỉ với một chiếc điện thoại
thông minh, một máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet, chúng
ta đều có thể tham gia vào MXH. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ
dàng, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích như: 1) MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm
tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành
của Chính phủ; 2) MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư
duy và kỹ năng sống của con người; 3) Góp phần tích cực vào sự phát triển
của văn hóa cộng đồng; 4) MXH góp phần thúc đẩy quá trình
hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh
mặt tích cực, MXH cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự, điển hình là:
MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến
hành phá hoại tư tưởng; làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí
mật nhà nước và MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa, nguy
cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy, vấn đề đặt ra là đi đôi với
việc phát triển MXH cần phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức
năng để MXH thực sự có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, chủ động
phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ, tác động tiêu cực từ MXH đến an ninh, trật
tự.
2. Tự do thông tin ở Việt Nam – Một thực tế không thể phủ nhận
Với cách nhìn phiến diện, tác giả
bài viết bày tỏ, MXH trong nước không thể có tự do thông tin;
người dùng không thể bày tỏ chính kiến, suy nghĩ… Thực tế cho
thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng,
Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền
tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do internet.
Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội từ internet, là một trong những nước đi đầu ở
Đông Nam Á về kết nối và phát triển internet. Có thể khẳng định rằng, internet,
mạng xã hội đã góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước; đã trở
thành công cụ rất quen thuộc và là “một phần tất yếu” của
các tầng lớp xã hội. Người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan
điểm cá nhân thông qua internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội; nhiều
cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương sử dụng
internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ
trực tiếp với người dân… Tất cả những điều đó cho thấy, bảo đảm tự do internet
luôn là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và được bảo đảm thực hiện
trên mọi lĩnh vực xã hội ở nước ta. Và, việc thực hiện quyền tự do
internet, mạng xã hội phải luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhằm bảo
đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội,
internet để vi phạm pháp luật Việt Nam, trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam
đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Ban hành các văn bản pháp luật,
triển khai công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt
động lợi dụng internet, mạng xã hội vi phạm pháp luật. Không hề có chuyện “đàn áp”,“tra tấn” trái pháp luật bất kỳ blogger
nào như Võ Ngọc Ánh đã rêu rao, xuyên tạc. Không chỉ riêng Việt Nam, thực tiễn
ở nhiều quốc gia cũng đang thực hiện điều này như: Ở Thái Lan, Chính phủ nước
này đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các
tài khoản, clip có “nội dung không phù hợp” trên
các mạng xã hội. Ngay ở Mỹ, quốc gia tự cho mình là “đất nước tự do”, Quốc hội nước này đã ban hành nhiều
văn bản luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để khủng
bố, kích động bạo lực hay là vi phạm sở hữu trí tuệ… Như vậy đã rõ, mục đích
của những kẻ cơ hội là công kích vào chế độ chính trị của Việt Nam chứ không
phải tuyên truyền vì quyền lợi, lợi ích của người dùng MXH Việt Nam.
MXH Lotus mang tên Hoa Sen – “quốc
hoa” của người Việt, với tiêu chí lấy nội dung làm trọng tâm. Lotus được trang
bị trí tuệ nhân tạo để lọc tin giả hoặc đưa ra các kênh tin gợi ý phù hợp với
thói quen, sở thích và nhu cầu của người sử dụng; hỗ trợ cá nhân hóa nội dung.
Đấy chính là một vài quyền và lợi ích của người dùng mạng, gắn với lợi ích của
quốc gia, dân tộc. Là người Việt Nam yêu nước, cần nhìn nhận khách quan và tỉnh
táo với luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc MXH ở Việt Nam của các thế lực thù
địch. Hãy đặt niềm tin và chung tay xây dựng MXH của người Việt.
Nội dung bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóatôi cũng thấy như vậy
Xóa