Tư tưởng “Tam quyền phân lập” được các nhà hiền triết
đề xướng từ thời La Mã cổ đại, nhưng với tư cách là một học thuyết, có thể nói
nó là sản phẩm của nền dân chủ phương Tây, gắn liền với cuộc đấu tranh của giai
cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của kiểu tổ chức quyền lực nhà
nước phong kiến với toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tay một người là
Vua.
Theo quan niệm vua là con Trời, thể theo lòng Trời mà làm vua, ý vua là pháp luật cao nhất. Có thể xem, học thuyết phân quyền có giá trị về chính trị - kỹ thuật pháp lý to lớn trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi hạt nhân hợp lý nhất của học thuyết này là quan niệm quyền lực nhà nước không được tập trung vào một người hay một cơ quan mà được cấu thành từ ba quyền cơ bản - lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba quyền được giao cho ba cơ quan khác nhau, có nhiệm vụ, quyền hạn độc lập tương đối với nhau. Giữa ba quyền này có sự kiểm soát, thậm chí có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Dựa trên học thuyết tam quyền phân lập, hơn hai thế kỷ nay, các nhà nước tư sản phương Tây đã tổ chức quyền lực nhà nước của mình. Tuy nhiên, việc vận dụng học thuyết này ở các nước là hết sức đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Cũng phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cách thức tổ chức mỗi quyền thì ở từng nước quy định rất khác nhau. Có nước thì phân quyền cứng rắn theo chính thể cộng hòa tổng thống (như nước Mỹ); có nước thì phân quyền mềm dẻo theo chính thể cộng hòa đại nghị (như Đức) hay chính thể quân chủ lập hiến (như nước Anh); ngược lại, có nước phân quyền lưỡng tính theo chính thể cộng hòa lưỡng tính (như Nga, Pháp). Cũng tổ chức quyền lực nhà nước gồm ba quyền, nhưng có nước giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp không có sự độc lập đối trọng chế ước lẫn nhau (như nước Anh) mà dựa vào phe đối lập thiểu số trong nghị viện. Có nước giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp lại độc lập, kiềm chế và đối trọng một cách cứng rắn (như nước Mỹ); có nước kiềm chế đối trọng một cách mềm dẻo giữa các quyền (như ở Đức). Việc vận dụng học thuyết tam quyền phân lập vào tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước tư sản rất khác nhau. Bởi tổ chức quyền lực nhà nước về phương diện chính trị và kỹ thuật pháp lý phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tương quan lực lượng giữa các giai cấp, nhất là trong nội bộ của giai cấp cầm quyền, đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp ở trong nước và trên trường quốc tế, tư tưởng lập hiến của những người đương thời,... Tất cả các yếu tố đó đều là những nhân tố chi phối và ảnh hưởng đến việc vận dụng học thuyết phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước của mỗi nước. Vì thế, không thể nói phân quyền theo mô hình của nước này thì tốt, còn theo mô hình của nước kia thì không tốt, theo mô hình này thì dân chủ, theo mô hình kia thì không có dân chủ. Vì thế, tuyệt nhiên không có sự sao chép, rập khuôn, máy móc mô hình phân quyền của nước này cho nước kia; đòi hỏi tổ chức quyền lực nhà nước của nước này phải giống nước kia mới có dân chủ và nhân quyền như một số người mong muốn.
Theo quan niệm vua là con Trời, thể theo lòng Trời mà làm vua, ý vua là pháp luật cao nhất. Có thể xem, học thuyết phân quyền có giá trị về chính trị - kỹ thuật pháp lý to lớn trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi hạt nhân hợp lý nhất của học thuyết này là quan niệm quyền lực nhà nước không được tập trung vào một người hay một cơ quan mà được cấu thành từ ba quyền cơ bản - lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba quyền được giao cho ba cơ quan khác nhau, có nhiệm vụ, quyền hạn độc lập tương đối với nhau. Giữa ba quyền này có sự kiểm soát, thậm chí có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Dựa trên học thuyết tam quyền phân lập, hơn hai thế kỷ nay, các nhà nước tư sản phương Tây đã tổ chức quyền lực nhà nước của mình. Tuy nhiên, việc vận dụng học thuyết này ở các nước là hết sức đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Cũng phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cách thức tổ chức mỗi quyền thì ở từng nước quy định rất khác nhau. Có nước thì phân quyền cứng rắn theo chính thể cộng hòa tổng thống (như nước Mỹ); có nước thì phân quyền mềm dẻo theo chính thể cộng hòa đại nghị (như Đức) hay chính thể quân chủ lập hiến (như nước Anh); ngược lại, có nước phân quyền lưỡng tính theo chính thể cộng hòa lưỡng tính (như Nga, Pháp). Cũng tổ chức quyền lực nhà nước gồm ba quyền, nhưng có nước giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp không có sự độc lập đối trọng chế ước lẫn nhau (như nước Anh) mà dựa vào phe đối lập thiểu số trong nghị viện. Có nước giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp lại độc lập, kiềm chế và đối trọng một cách cứng rắn (như nước Mỹ); có nước kiềm chế đối trọng một cách mềm dẻo giữa các quyền (như ở Đức). Việc vận dụng học thuyết tam quyền phân lập vào tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước tư sản rất khác nhau. Bởi tổ chức quyền lực nhà nước về phương diện chính trị và kỹ thuật pháp lý phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tương quan lực lượng giữa các giai cấp, nhất là trong nội bộ của giai cấp cầm quyền, đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp ở trong nước và trên trường quốc tế, tư tưởng lập hiến của những người đương thời,... Tất cả các yếu tố đó đều là những nhân tố chi phối và ảnh hưởng đến việc vận dụng học thuyết phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước của mỗi nước. Vì thế, không thể nói phân quyền theo mô hình của nước này thì tốt, còn theo mô hình của nước kia thì không tốt, theo mô hình này thì dân chủ, theo mô hình kia thì không có dân chủ. Vì thế, tuyệt nhiên không có sự sao chép, rập khuôn, máy móc mô hình phân quyền của nước này cho nước kia; đòi hỏi tổ chức quyền lực nhà nước của nước này phải giống nước kia mới có dân chủ và nhân quyền như một số người mong muốn.
Tuy đa dạng như phân tích ở trên, nhưng hiện nay trên
thế giới có thể khái quát có hai mô hình phân quyền điển hình. Đó là phân quyền
mềm dẻo thuộc chính thể cộng hòa đại nghị hoặc chính thể quân chủ lập hiến (Đức,
Anh,...) và phân quyền cứng rắn thuộc chính thể cộng hòa tổng thống không phổ
biến ở các nước (như Mỹ). Phân quyền mềm dẻo có đặc trưng cơ bản là giữa hành
pháp và lập pháp không có sự phân quyền một cách rõ rệt. Quyền hành pháp thuộc
về đảng hoặc liên minh các đảng chiến thắng sau bầu cử và vì thế nghị viện do đảng
hoặc liên minh các đảng thắng cử nắm giữ hành pháp. Ngược lại, phân quyền cứng
rắn có đặc trưng là giữa lập pháp và hành pháp có sự phân quyền một cách rõ rệt
và có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Mô hình phân quyền mềm dẻo có thể dẫn
chính phủ đến lạm quyền (vì đa số nghị sĩ trong nghị viện thuộc về hành pháp),
nhưng đổi lại mọi quyết định ở nghị trường được thông qua một cách nhanh chóng,
còn sự lạm quyền của chính phủ nếu có thể xảy ra thì được hạn chế bằng ý kiến
thiểu số của nghị sĩ đối lập, kiểm soát của nhân dân thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng và thiết chế tư pháp độc lập. Mô hình phân quyền cứng rắn ở
Mỹ bảo đảm không có cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước trong tay mình,
lấn át hoặc chi phối hoàn toàn hoạt động của các cơ quan nhà nước khác. Quyền lực
nhà nước và quyền lực của từng cơ quan đều bị giới hạn trong một phạm vi xác định
và chịu sự kiềm chế từ phía cơ quan nhà nước khác. Tuy nhiên, phân quyền cứng rắn
cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ như tổng thống (hành pháp) được quyền phủ quyết
các đạo luật của nghị viện, làm cho hoạt động lập pháp bị kéo dài, tốn kém. Ngược
lại, nghị viện có quyền phê duyệt dự án ngân sách hoạt động của chính phủ,
nghĩa là nghị viện có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của chính phủ và tổng thống
(như trì hoãn việc thông qua ngân sách buộc chính phủ phải đóng cửa). Do việc
giao cho mỗi nhánh quyền lực những phương tiện kiềm chế đối trọng đối với quyền
kia đã đẻ ra việc thỏa thuận ngầm hoặc thỏa hiệp giữa các nhánh quyền lực về lợi
ích. Và do có sự thỏa hiệp này mà hoạt động của nghị viện (lập pháp) và hoạt động
của hành pháp (tổng thống) không bảo đảm một cách chắc chắn sự thỏa hiệp giữa
phe phái đó là luôn luôn thể hiện được ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân
dân. Ví dụ như Chính phủ Mỹ trong năm đầu của Tổng thống Đô-nan Trăm phải đóng
cửa, gây thiệt hại hàng chục triệu đô-la cho người dân Mỹ.
Như vậy, không có một mô hình phân quyền nào có ưu thế
vượt trội và ngay các nước tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên một mô hình nào
đó thì cũng vẫn có sự khác nhau. Ví dụ, cũng tổ chức quyền lực nhà nước theo mô
hình phân quyền mềm dẻo, nhưng ở Anh, ở Đức, ở Italia,... lại rất khác nhau.
Ở Anh, người đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh (của chế độ quân chủ nhưng quyền
lực chỉ mang tính tượng trưng) quyền lập pháp và hành pháp thuộc Đảng Bảo thủ
hay Công Đảng tùy thuộc Đảng nào thắng cử sau các cuộc bầu cử. Ngược lại, ở Đức
hoặc ở Italia thì quyền lập pháp và hành pháp phổ biến thuộc về đảng chiếm
nhiều phiếu nhất liên minh với một hay một số đảng hoặc lực lượng để có đa số
dân bầu cử. Ở các nước này, do luật bầu cử quy định nên khó có một đảng chiếm
được đa số ghế ngay sau cuộc bầu cử, do đó phải liên minh với một hoặc một số đảng
để có đa số ghế trong nghị viện.
Từ tất cả những thực tế ở trên có thể thấy rằng: Học
thuyết phân quyền (hay học thuyết tam quyền phân lập theo bản dịch tiếng Trung)
có ý nghĩa chính trị và kỹ thuật pháp lý trong tổ chức quyền lực nhà nước đều
được vận dụng ở các nước, nhưng việc vận dụng thì muôn màu, muôn vẻ ở các nước
khác nhau, dựa trên tinh thần nội dung của học thuyết phân quyền mà không rập
khuôn, máy móc. Do đó, không thể nói áp dụng mô hình phân quyền của nước này
dân chủ hơn nước kia. Vấn đề cơ bản là dựa trên những yếu tố phổ quát nhất của
học thuyết phân quyền, vận dụng phù hợp với đặc thù của mỗi nước sao cho phát
huy tốt hiệu lực và hiệu quả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong quản lý
nhà nước và phát huy nhân tố con người trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội
ở nước đó.
Nội dung này rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóađúng vậy
Xóa