Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

TỘI ÁC CỦA BỌN THEO ĐUÔI CHỐNG CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Theo đuôi các thế lực thù địch ở ngoài nước, các phần tử bất mãn, cơ hội về chính trị ở nước ta đang lớn tiếng đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải “tự nguyện lột xác”, phải từ bỏ nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số kẻ ác ý, bạo mồm còn ví von rằng, phải từ bỏ “con thuyền Mác – Lênin” bởi trong quá trình đưa dân tộc Việt Nam đến bến bờ độc lập, đưa nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc, nó đã bị “mắc cạn”, “chết yểu”. Chúng đòi hỏi Đảng ta phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Các phần tử chống đối, bất mãn đưa ra những luận điểm hết sức sai trái, phản động, cho rằng nguyên nhân của mọi cái “khốn khổ”, “lạc hậu”, “trì trệ”…ở Việt Nam là do sự “nô lệ về ý thức hệ” chủ nghĩa Mác – Lênin và đòi Đảng ta phải từ bỏ cái “lý thuyết ngoại lai” ấy…Đó là lý thuyết mà họ cho rằng đã bị phá sản trong thực tiễn và đã bị từ bỏ ngay tại chính quê hương của nó ở Đức và Nga.
           Đây lại là một kiểu nói bừa, nói càn, nói lấy được của bọn cơ hội, xét lại hiện đại – những kẻ cố tình không muốn thừa nhận hoặc lờ đi sự thật lịch sử rằng, cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị của các giai cấp có hệ tư tưởng độc lập, bao giờ cũng được bắt đầu bằng cuộc đấu tranh ý thức hệ. Giai cấp thống trị phải lấy hệ tư tưởng làm trụ cột tinh thần để bảo vệ sự thống trị của mình. Nhưng khi giai cấp thống trị đã lỗi thời, trở thành vật cản của lịch sử thì để đánh đổ nó, giai cấp cách mạng nhất thiết phải bắt đầu bằng việc đấu tranh, phê phán, xóa bỏ tư tưởng lỗi thời của giai cấp bóc lột, thống trị; truyền bá và thiết lập sự ảnh hưởng rộng rãi hệ tư tưởng tiến bộ, cách mạng của giai cấp mình, qua đó giáo dục, tập hợp và tổ chức quần chúng hành động cách mạng, lật đổ sự thống trị của giai cấp thống trị, thiết lập trật tự xã hội mới. Đó là qui luật của mọi cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có hệ tư tưởng độc lập và đối lập nhau. Do đó, việc giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của mình lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, là đòi hỏi khách quan từ chính thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, chống chủ nghĩa tư bản.
Gần đây, trên văn đàn lý luận và chính trị phương Tây và cái đuôi của nó thò ra ở Việt Nam đang tồn tại một không khí “hể hả”, say sưa với “thắng lợi” của các học giả tư sản, những kẻ chống cộng và cơ hội, xét lại, nhất là sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng những lời tâng bốc nhau nghe mãi rồi cũng nhàm tai; những sự bịa đặt, thoá mạ rồi cũng đến lúc tự họ nhận thấy là vô lý. Không ít các trí thức tư sản có đầu óc khoa học, tỉnh táo và ít thiên kiến đã bắt đầu nhìn nhận một cách khách quan, trung thực hơn thế giới đương đại để tìm hiểu xem trong thế kỷ XXI, nhân loại sẽ đi về đâu và dưới sự dẫn dắt của ngọn cờ tư tưởng nào.
Sau khi chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, chỉ còn lại một số nước tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa với những tìm tòi, khám phá mới phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia – dân tộc. Các nước lớn đang tranh giành ảnh hưởng trong việc thiết lập thế giới một cực hay đa cực, song vẫn là một thế giới mà chủ nghĩa tư bản đang nắm quyền chi phối. Với những ưu thế về kinh tế, về khoa học và công nghệ và sự điều chỉnh trong các chính sách để thích nghi, … chắc chắn rằng, chủ nghĩa tư bản còn tồn tại và có thể có những bước phát triển mới. Nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn không thể giải quyết được những mâu thuẫn thời đại; không thể chữa khỏi được những căn bệnh trầm kha, những ung nhọt vốn có của nó.
Trong thế giới văn minh hiện nay vẫn đang phải chấp nhận một nghịch lý không thể khắc phục được là sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng người, giữa các quốc gia – dân tộc, các châu lục và sự nghèo khổ, cùng cực của một bộ phận không nhỏ quần chúng lao động. Các quốc gia nghèo, những người nghèo trên thế giới vẫn gặp phải đầy rẫy những bất công và sự thống khổ đã đành; nhưng mọi người ở những quốc gia lắm tiền, nhiều của cũng không hẳn đã có bình đẳng, ấm no, tự do và hạnh phúc. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng nhận thức rõ rằng, hạnh phúc của con người không chỉ là sự dư thừa về vật chất mà còn là sự phong phú của đời sống tinh thần, của những quan hệ xã hội nồng ấm, bình đẳng.
 Cho nên, dù chủ nghĩa tư bản có bước phát triển thì cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu mọi mặt đời sống của con người. Vì vậy, một bộ phận nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới đã nhận ra rằng, cần phải vượt qua chủ nghĩa tư bản nếu như muốn sống tốt hơn. Ngay cả một số học giả tư sản có thái độ khách quan, khoa học hiểu rất rõ những nghịch lý trong lòng xã hội tư bản đã tiên đoán rằng, thế kỷ XXI vẫn sẽ là thế kỷ của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay, khi lợi ích của các giai cấp, dân tộc và nhân loại đan xen vào nhau đòi hỏi phải được giải quyết đồng thời và do đó, các quốc gia – dân tộc không thể thành công trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của đất nước mình nếu không tham khảo đến lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Qua hơn 30 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã tổng kết những vấn đề lý luận – thực tiễn của đất nước và đề ra đường lối tiếp tục đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội XII là sự đúc kết kinh nghiệm, thực tiễn cách mạng, là sự thể hiện lương tâm, trí tuệ và trách nhiệm của Đảng trước quốc dân đồng bào, toàn thể dân tộc. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống. Điều đó thể hiện sức sống bất diệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới. Không có thế lực thù địch nào có thể cản bước, ngăn đường chúng ta đi tới.

2 nhận xét:

  1. Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.

    Trả lờiXóa