Dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản,
lâu dài; thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng
đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là quan điểm nhất quán của Đảng ta
trong vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc.
Các dân tộc có dân số dù ít hay nhiều, ở trình độ phát
triển cao hay thấp đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các dân tộc trong đại gia đình Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Luôn
tôn trọng lẫn nhau về lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập
quán của các dân tộc.
Thống nhất và nội địa hóa các quy định pháp luật quốc
tế về vấn đề dân tộc, ngay trong Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” (Điều 5 - Hiến pháp
2013, tr.13); “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14 – Hiến pháp
2013, tr.17).
Với quan điểm nhất quán, quy định chặt chẽ như vậy, luận
điệu xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tàn bạo”, “tước đoạt quyền làm
người của đồng bào” rõ ràng là một sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn của các phần tử
phản động, cơ hội chính trị có bề dày đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, đại
đoàn kết dân tộc.
Thực tiễn sinh động là minh chứng rõ ràng phản bác các
luận điệu xuyên tạc, phản động. Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng đẩy mạnh
công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu
số, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.
Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
và chính sách cụ thể đối với các vùng, các dân tộc để động viên đồng bào phát
huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế,
xoá đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống ở khu dân cư, xây dựng bản làng văn
hoá.
Từ năm 2016 đến năm 2018, Chương trình 135 đã đầu tư
9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho
1.512 triệu hộ nghèo, cận nghèo. Tập huấn cho 103 ngàn người, dạy nghề cho 720
ngàn người, góp phần giúp con em tìm kiếm việc làm. Ngân hàng CSXH đã cho 1,4
triệu hộ vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số vay 45.194 tỷ đồng để phát triển
sản xuất, tăng thu nhập.
Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 ở các huyện nghèo giảm xuống
còn dưới 40%; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%. Đến nay, đã
có 1.052 xã vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 22,29 % (toàn quốc đạt tỷ lệ 38,32%). Tiếp tục
quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, 100% số xã có trường mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở; 99,3% số xã có trạm y tế, từ năm 2016 đến 2018 đã cấp miễn
phí thẻ BHYT cho 20,705 triệu lượt đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ quan điểm, chủ trương nhất quán, pháp lý về vấn đề
dân tộc, được thực tiễn chứng minh, rõ ràng những luận điệu trên là xuyên tạc,
vu cáo vấn đề nhân quyền đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc. Cán bộ, đảng viên, đồng bào cần đề cao cảnh giác và tăng cường
đấu tranh, phản bác với luận điệu và hoạt động chống phá nêu trên.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóaQuá chuẩn
Xóa