Hiện nay có ý kiến sai trái cho rằng, chế độ độc đảng
lãnh đạo là căn nguyên tạo ra tham nhũng. Muốn hiểu về vấn đề này chúng ta phải
nhìn nhận bản chất của tham nhũng là gì?
C.Mác cũng giống như nhiều nhà triết
học phương Tây đã cho rằng, động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động chính
là lợi ích. Mà con người thường có xu hướng muốn tối ưu hóa lợi ích của cá nhân
mình, từ đó có thể làm xâm hại đến lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, lợi ích
quốc gia, dân tộc. Từ đó phải có giải pháp để điều chỉnh lợi ích của cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bản chất của tham ô là lấy của công làm của tư,
là gian lận, là tham lam, là trộm cướp”. Như thế, hành vi tham ô, tham nhũng
liên quan đến tư cách đạo đức của con người chứ không liên quan đến thể chế
chính trị. Bởi vì, dù thể chế chính trị gì, nhưng nếu con người không được giáo
dục tốt từ gia đình, nhà trường, xã hội; không có một hệ thống pháp luật tốt để
ngăn chặn, răn đe, công tác quản lý nhà nước bị buông lỏng thì tham nhũng sẽ có
cơ hội hoành hành.
Nhìn rộng ra thế giới, không một quốc gia nào, thuộc
chế độ chính trị nào có thể tự hào là miễn nhiễm đối với tham nhũng. Nước Mỹ
cũng luôn đau đầu bởi vấn nạn tham nhũng. Theo thống kê của Đại học Illinois,
thủ đô Washington D.C và các thành phố lớn, như: Chicago, Los Angeles,
Manhattan, Miami có số công chức bị kết tội tham nhũng rất cao. Theo đó, giai
đoạn từ năm 1976 tới năm 2016, Chicago có hơn 1.700 công chức bị xử lý, cao nhất
tại Mỹ. Los Angeles đứng thứ hai với hơn 1.500 công chức bị xử lý. Manhattan đứng
thứ ba với hơn 1.300 công chức. Đứng thứ tư và thứ năm lần lượt là Miami với
1.165 công chức và Washington D.C với gần 1.200 công chức. Nếu so sánh các bang
trên bình quân đầu người (số người bị kết tội trong 10.000 dân), Columbia là
bang có tình trạng tham nhũng tồi tệ nhất tại Mỹ vì cứ 10.000 dân lại có 17,24
công chức bị kết tội. Như thế, mặc dù Mỹ có rất nhiều đảng phái cạnh tranh với nhau,
giám sát nhau, hệ thống pháp luật khá hoàn thiện, nhưng tình trạng tham nhũng vẫn
nghiêm trọng. Hay tại châu Âu, nơi đại đa số các quốc gia theo chế độ đa đảng
thì theo báo cáo về tham nhũng của Đảng Xanh châu Âu (European Green Party)
công bố cuối năm 2018 cho biết một thực trạng tồi tệ, đó là các quốc gia thành
viên của EU mất tới 900 tỷ euro (khoảng 1.000 tỷ USD) mỗi năm vì tham nhũng.
Trước đó, báo cáo chống tham nhũng của Liên minh châu Âu (EU) năm 2014 cho hay,
tham nhũng gây thiệt hại cho nền kinh tế khu vực này khoảng 120 tỷ euro mỗi
năm. Như thế, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh, là cuộc chiến mà mọi quốc gia
đều phải tiến hành.
Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện tốt cuộc đấu tranh
PCTN nếu luôn giữ vững quyết tâm cao trong toàn Đảng, toàn dân. Cùng với
nâng cao chất lượng công tác giáo dục công dân, hoàn thiện các quy định của Đảng
và hệ thống pháp luật, bịt các kẽ hở của luật pháp, thì việc kiên quyết trừng
phạt hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng sẽ làm cho những người thực thi
công vụ “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng”.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóarất chuẩn
Xóa