Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

Gần 3 thập niên sau sụp đổ, hiện nay sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và một số nước khác đang chứng minh CNXH không sụp đổ, không mất đi mà đang có những triển vọng thực sự. Có thể khái quát về triển vọng của CNXH hiện thực trên một số khía cạnh sau:
           Thứ nhất, CNTB không phải là tương lai của xã hội loài người
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đánh giá rất cao vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và CNTB: “giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; song các ông cũng dự báo và chứng minh những dự báo của mình: “sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau”.
Thực tế đã chứng minh, CNTB có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước TBCN đã vượt qua được một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng thích ứng và phát triển. Song, với bản chất của chế độ TBCN, chế độ xã hội luôn tồn tại mâu thuẫn không điều hòa được giữa quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân TBCN với lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa giai cấp tư sản và vô sản, bởi vậy, cách mạng XHCN tất yếu sẽ nổ ra và sự thay thế CNTB bằng CNXH là tất yếu khách quan.
Tuy nhiên, do còn có điều kiện tồn tại và phát triển, CNTB cùng với quá trình thích nghi đã đồng thời tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý để giai cấp công nhân kế thừa trong xây dựng xã hội mới. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH, cũng đồng thời chỉ ra những hạt nhân hợp lý của CNTB, để CNXH kế thừa trong xây dựng xã hội mới: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người
Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH. Sau sự kiện Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lực chống CNXH ra sức rêu rao về “cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác-Lênin”. Song, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã khẳng định, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH không phải là sự cáo chung của CNXH với tư cách là mục tiêu, lý tưởng, là hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đang vươn tới. Tương lai của loài người vẫn là CNXH, đó là quy luật phát triển khách quan của lịch sử. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã khẳng định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”.
Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã có tác động mạnh mẽ đến các nước XHCN còn lại, nhưng với sự kiên định con đường XHCN, các nước này không những đứng vững mà còn thực hiện đổi mới thành công. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể, Trung Quốc và Việt Nam, Cu Ba đã từng bước định hình và định lượng mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH phù hợp.
Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa “xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” kiên trì phương châm: “cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật; “tất cả vì nhân dân”; “tất cả dựa vào nhân dân” và thực hiện 5 nguyên tắc (5 kiên trì). Đại hội XIX (2017) với chủ đề: “Quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giành thắng lợi vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”, đã khẳng định: Xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hóa XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp vào năm 2050; “Nhân dân Trung Quốc sẽ được hưởng sự hạnh phúc và thịnh vượng cao hơn, và dân tộc Trung Quốc sẽ có chỗ đứng cao hơn, vững hơn trên trường quốc tế”.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. 

2 nhận xét: