Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, PHÒNG VÀ CHỐNG SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến khó lường cùng những khó khăn, phức tạp trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hoang mang, dao động, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội... Trong khi đó, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thế giới có thể đổi thay, nhưng hơn bao giờ hết, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải: “Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định[12] (là vững vàng, không dao động, thay đổi lập trường, ý chí trước mọi trở ngại) chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường luố đổi mới”[13] - coi đó là một nguyên tắc cơ bản để giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng. Cụ thể là, toàn Đảng nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải:
1) Chú trọng học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu sâu sắc bản chất và tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo; để mỗi người không chỉ nói, viết và làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
2) Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phòng và chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo lức, lối sống như phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào xu thế khách quan của lịch sử và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chạy theo lối sống thực dụng, vị kỷ… Đồng thời, chủ động phòng, chống và đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và chống phá Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước… bằng những việc làm cụ thể phù hợp chức năng, nhiệm vụ mình đảm nhiệm.
Tuy nhiên, trong thực tế, đã có “không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”[14] như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhận định. Không chỉ có vậy, bộ phận suy thoái về tư tưởng chính trị đó đã thật sai lầm khi:
Một là, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX chứ không phải là ở thế kỷ XXI - thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của nền kinh tế tri thức; chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là sản phẩm của Việt Nam mà du nhập từ phương Tây, nên không phù hợp với điều kiện Việt Nam; đòi sửa đổi Cương lĩnh của Đảng theo hướng đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng mà chỉ giữ lại “học thuyết Hồ Chí Minh”, chỉ giữ lại mục tiêu độc lập dân tộc mà bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội...
Hai là, xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh như: “Hồ Chí Minh du nhập những tư tưởng ngoại lai vào Việt Nam”; “Hồ Chí Minh đi trên cỗ xe Nho giáo đến với chủ nghĩa Mác - Lênin”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư biện, lý thuyết, giáo điều”; tư tưởng Hồ Chí Minh là sự sao chép, máy móc chủ nghĩa Mác - Lênin, không phù hợp với thực tiễn hiện nay, bởi thế, cần từ bỏ nó để “kịp đi với con đường chung mà thế giới hiện nay đang đi” - con đường tư bản chủ nghĩa. Thậm chí, có người muốn tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin hoặc tìm mọi cách đả kích, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức cách mạng của Người để “hạ bệ thần tượng”; lung lạc những người nhẹ dạ, cả tin và phủ nhận những giá trị cơ bản, đúng đắn trong tư tưởng của Người, nhằm phá hoại và làm thay đổi nền tảng tư tưởng của Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam…
Ba là, đề cao “cực đoan” tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ mà không cần chủ nghĩa Mác - Lênin, thậm chí coi tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam.
Bốn là, “hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” chỉ ra.

2 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

    Trả lờiXóa