Ngày 10 tháng 3 năm
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, các chiến sĩ ở tiền
tuyến và Ủy ban Hành chính Nam Bộ để thông báo về việc chính phủ đã ký Hiệp
định Sơ bộ ngày 6 tháng 3, được đăng tải trên báo Cứu quốc số 182, ra ngày 10
tháng 3 năm 1946. Trong thư, Người kính cẩn
nghiêng mình trước anh linh của những người đã đấu tranh cho nước nhà và gửi
lời chào thân ái đến đồng bào miền Nam; nhấn mạnh Hiệp định có được là nhờ sự
đấu tranh anh dũng của tất cả đồng bào ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và chiến sĩ các
mặt trận từ những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến (9/1945 – 3/1946). Người căn dặn:
“Chúng ta cần phải giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ
quốc. Sự kiến thiết, sự tranh đấu chưa kết thúc, tinh thần hăng hái của đồng
bào sẽ không bao giờ phải e là không có cơ hội hành động nữa”.
Những lời dạy của Người có tác dụng khích lệ tinh thần to lớn với không chỉ với đồng bào miền Nam mà còn cả đồng bào, chiến sĩ cả nước. Và đây cũng là lời căn dặn cán bộ phải bảo vệ nhân dân, bồi dưỡng sức dân để tiến hành cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”.
Ngày nay, đất nước đã
hòa bình, đang trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, lời dạy
của Người vẫn nguyên giá trị, Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân nêu cao bồi
dưỡng sức dân, phát huy nội lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Quân đội nhân dân Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội quân “Từ nhân dân mà
ra, vì nhân dân mà chiến đấu” luôn nêu cao Lời thề thứ chín, xây dựng mối quan
hệ khăng khít với nhân dân, tạo nên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ trong mọi
giai đoạn cách mạng; là động lực tinh thần để xây dựng thành công Quân đội nhân
dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa