Để
bán được hàng hóa với giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực, một số người
bán hàng đã đánh vào tâm lý lo lắng, sợ hãi bị bệnh của người dân bằng cách
thổi phồng về bệnh dịch...
Trong
những ngày dịch bệnh Covid - 2019 bắt đầu có những diễn biến
phức tạp tại Việt Nam, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử phạt
hơn 1.200 cửa hiệu, nhà thuốc tăng giá bán khẩu trang quá cao. Sau đó, một số
nhà thuốc tại Hà Nội kêu gọi nhau đồng loạt không nhập, không bán khẩu trang do
không được phép tăng giá như ý muốn.
Cơ
quan chức năng đang điều tra, xem xét xử lý những người đưa ra và thực hiện lời
kêu gọi này. Việc găm hàng, đầu cơ hàng hóa trong thời kỳ bệnh dịch là vi phạm
pháp luật và có thể bị xử lý hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh
đó, những người tăng giá bán khẩu trang cao còn chịu sự lên án của xã hội vì
tìm cách trục lợi trong tình hình dịch bệnh có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Đẩy
giá khẩu trang lên ngưỡng cao ngất ngưởng, những người bán khẩu trang tại nhiều
nhà thuốc cũng như trên mạng xã hội và chợ điện tử đã dùng một mánh kinh doanh
thất đức. Đó chính là kinh doanh trên nỗi sợ hãi.
Để
bán được hàng hóa với giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực, một số người
bán hàng đã đánh vào tâm lý lo lắng, sợ hãi bị bệnh của người dân bằng cách
thổi phồng về bệnh dịch cũng như tác dụng của mặt hàng họ bán.
Không
phải ngẫu nhiên mà nhiều thông tin giả, thông tin chưa được xác thực được đăng
tải, chia sẻ bởi những người bán hàng online. Thông tin thất thiệt về dịch bệnh
gây chết người ở Hải Dương cũng lan truyền ở một số nhà thuốc. Họ đã tiếp tay
để hình thành, lan truyền sự lo lắng về bệnh dịch của người dân khiến số đông
đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay.
Lợi
dụng tâm lý này, các cửa hàng bán khẩu trang liên tục tăng giá khi thấy nhu cầu
tăng cao đột biến. Họ đã thu lợi trên nỗi sợ hãi của người dân, đồng thời góp
phần khiến người dân càng cảm thấy bất an khi phải mua hàng giá cao vì trong
nhiều người đã nảy ra suy nghĩ: mặt hàng này tăng giá cao thì các nhu yếu phẩm khác cũng có thể sẽ như vậy. Không ít người đã tìm
cách tích trữ không chỉ khẩu trang, chất tẩy rửa mà cả lương thực, thực phẩm.
Điều này có thể dẫn đến sự khan hiếm giả tạo, đẩy giá cả thị trường lên cao,
gây khó khăn chung cho đời sống xã hội.
Bên
cạnh việc các cơ quan chức năng giám sát, xử phạt những trường hợp vi phạm về
giá, để tránh tình trạng “thổi giá” các mặt hàng, bản thân người tiêu dùng cần
có nhận thức đúng đắn, tiếp nhận những thông tin chính thống để hiểu biết về
tình hình dịch bệnh và cách phòng ngừa.
Nếu
mỗi người chỉ mua số lượng khẩu trang vừa đủ dùng, không tích trữ quá nhiều thì
năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. Bộ Y tế đã
đưa ra khuyến cáo sử dụng khẩu trang vải đúng cách cũng có tác dụng phòng ngừa
bệnh chứ không nhất thiết phải là khẩu trang y tế dùng một lần.
Khi
bình tĩnh chủ động phòng ngừa bệnh dịch, mỗi người sẽ không bỏ quên các biện
pháp không kém phần quan trọng khác như rửa tay đúng cách, tránh tiếp xúc với
mắt, mũi, miệng khi tay không sạch, hạn chế đến những nơi tập trung đông người…
Hiểu biết đúng về bệnh dịch sẽ giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả mà không tạo
cơ hội cho những người lợi dụng tâm lý sợ hãi để kinh doanh, bán hàng giá quá
cao, gây bất ổn cho xã hội.
Tất cả những người lợi dụng dịch bênh để trục lợi phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóaCác trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa