Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã trở thành một quy luật vận
động và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là cuộc đấu
tranh lâu dài và hết sức quyết liệt, khó khăn phức tạp diễn ra ngay từ giữa thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin tổ chức tiến hành để
bảo vệ sự trong sáng, tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại
khỏi áp bức, bất công.
Ở Việt Nam, trong 90 năm Đảng lãnh đạo cách mạng đã trải
qua nhiều thời kỳ, mặc dù chủ nghĩa cơ hội không xuất hiện với tư cách một học
thuyết về lý luận và một trào lưu hoạt động trong thực tiễn, nhưng những biểu
hiện của nó thì ở thời kỳ nào cũng có. Vì thế, cùng với quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải không ngừng đấu tranh để phòng và chống những
biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, trong đó nổi bật là phòng và chống tệ cơ hội
chính trị nhằm loại bỏ những phần tử cơ hội trong đội ngũ, xây dựng sự đoàn kết,
thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong Đảng.
Thực chất của tệ cơ hội chính trị là một bộ phận không nhỏ những
kẻ cơ hội, thiếu lý tưởng cộng sản, tìm cách chui vào Đảng, mang danh cán
bộ, đảng viên cộng sản để tìm cơ hội “thăng quan tiến chức”. Bất chấp lợi ích của
Đảng, của nhân dân, họ tìm cách vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc
cốt để “vinh thân phì gia”. Họ say mê quyền lực, địa vị, coi như một thứ có thể
mua bán, tiến thân, từ đó mà khéo luồn lách, nịnh bợ lấy lòng cấp trên, để
tranh thủ lá phiếu trước mỗi đợt bầu cử. Họ kéo bè kết cánh, móc ngoặc trên dưới,
trong ngoài, dựa vào những lợi thế là “hậu duệ”, “quan hệ”, “tiền tệ” với những
cán bộ cấp trên để tìm mọi cách chạy chức, chạy quyền, chạy danh, chạy lợi, chạy
chỗ, chạy bằng cấp, chạy tuổi... khi bị phát hiện thì tiếp tục chạy tội. Họ lợi
dụng việc tuyển chọn, đánh giá, luân chuyển cán bộ để trục lợi cá nhân, tìm mọi
cách đưa người “cùng cánh” vào nắm những chức vụ trong cơ quan mà không chịu chọn
những người có đủ đức, tài, gây mất đoàn kết nội bộ. Từ đó, họ dần từ bỏ trách
nhiệm phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, không còn là “công bộc” của dân, trở
thành những “ông quan” cách mạng đục khoét tiền bạc, của cải của nước, của dân.
Hình ảnh và hành động của họ làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
làm suy yếu sức mạnh của Đảng.
Trong những năm đổi mới đất nước và tiến hành đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ở Việt Nam, bên
cạnh những thành tựu trong xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và đạo đức thì dưới tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường và sự chống
phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã
dẫn tới một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Từ đó, đã tiếp tục nảy sinh
tệ cơ hội chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đe dọa tới sự sống còn của
Đảng, của chế độ.
Trước thực trạng đó, Đảng ta đã đẩy mạnh công tác xây dựng chỉnh
đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng và phòng, chống những biểu hiện của tệ cơ
hội chính trị. Chỉ tính từ sau Đại hội XII đến nay (1-2016 đến 10-2019), đã có
hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý và hơn 53.000 cán bộ các cấp
khác bị kỷ luật, trong đó có cả người từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, gần
20 Ủy viên Trung ương và nguyên Ủy viên Trung ương; 1 nguyên Phó Thủ tướng và
nhiều Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, cùng nhiều Bí thư tỉnh uỷ và gần 20 tướng
lĩnh... “Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả
là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân”(2). Mặc dù vậy, điều
đáng chú ý là trong thời gian gần đây, khi toàn Đảng triển khai công tác chuẩn
bị đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, đã xuất
hiện tình trạng như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảnh
báo trong các Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung
ương Đảng là vẫn còn một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã không tập
trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở
cơ quan, địa phương mình, mà chỉ lo chạy chức, chạy quyền để có những vị trí
cao ở nhiệm kỳ tới. Điều này đặt ra đòi hỏi toàn Đảng phải chú trọng tiếp tục đẩy
mạnh phòng và chống tệ cơ hội chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên có đủ năng lực phẩm chất, thực sự là “công bộc” của nhân dân, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Những kẻ cơ hội, khi cần sẵn sàng rũ bỏ tất cả để đổi lấy cái họ cần, sẵn sàng đổi trắng thay đen; do đó không thể tin những lời nói chót lưỡi đầu môi của họ được.
Trả lờiXóaĐấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài, phức tạp, thậm chí có cả hy sinh, mất mát, đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để với nhiều biện pháp đồng bộ, kiên trì và liên tục.
Trả lờiXóa