Đức liêm chính của một người đối lập
với một số biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân như: 1) “Địa phương cục bộ”, chỉ
chăm chút và vun vén cho địa phương hoặc bộ phận mình phụ trách mà không nghĩ tới
toàn cục, đến lợi ích chung, gây tổn hại đến lợi ích chung của đất nước. 2) Óc
hẹp hòi, cánh hẩu, lợi ích nhóm, chỉ luôn “dễ” mình và những người cùng phe
nhóm mình và “khó” với những người không “cùng hội cùng thuyền với mình” dù đó
là người tài, người tốt, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, Đảng mất cán bộ và hỏng
công việc chung. 3) Quan liêu và tham ô, tham nhũng, làm trái phép nước, coi
thường pháp luật, gây bức xúc trong nhân dân...
Sớm tiên lượng nguy cơ suy thoái, sa
vào bất liêm, bất chính của đội ngũ cán bộ, đảng viên khi được trao/ủy quyền,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, “những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính
phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc đục
khoét nhân dân”. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng “tư túi”, không “dốc lòng phục
vụ, tận tụy phục vụ” Tổ quốc và nhân dân, Người đã cảnh báo: “Những người trong
các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm,
Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Những người dùng quyền lực mình được
trao cho/ủy thác để mưu cầu lợi ích cá nhân đã sa vào chủ nghĩa cá nhân, đã
quên lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ
tham lam là có tội với nước, với dân” và “khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết
cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng”.
Vì thế, để liêm chính, mỗi người cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, thường xuyên sửa chữa sai lầm, khuyết điểm để xứng đáng là người
lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trong bất cứ điều kiện
nào, hoàn cảnh nào, cũng phải chí công vô tư, phải đặt lợi ích của Đảng lên
trên hết và khi lợi ích của Đảng mâu thuẫn với lợi ích cá nhân, thì lợi ích cá
nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng…
Trong những năm qua, nhất là trong
nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói chung,
công tác cán bộ, phòng và chống tham ô, tham nhũng, quan liêu nói riêng được đẩy
mạnh. Tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, trong từng lĩnh vực công tác, đội
ngũ cán bộ đã gắn việc rèn luyện "cần kiệm liêm chính" với học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với thực hiện tự phê bình
và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Trong bản cam kết và đăng ký thi đua hằng năm, mỗi cán bộ nói chung, người đứng
đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị nói riêng đã căn cứ theo 27 biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ để rèn luyện và tự soi, tự sửa mình, nâng cao bản lĩnh chính trị,
gương mẫu về đạo đức, lối sống, hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa,
xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, vẫn còn một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ giữ trọng trách cao suy thoái về
đạo đức, lối sống. Với những "con sâu mọt" bất liêm, bất
chính này, những gì mang lại lợi ích cho mình, phe nhóm mình là quan trọng
nhất và trước hết chứ không phải là lợi ích chung của Đảng, của nhân dân. Thậm
chí, họ không từ một thủ đoạn nào, kể cả vi phạm pháp luật và Điều lệ Đảng và
Quy định về những điều đảng viên không được làm để trao đổi, mua bán, ban phát,
trục lợi, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc cho mình và phe nhóm mình, gây bức xúc
trong nhân dân... Những thói hư, tật xấu của một bộ phận không nhỏ cán bộ nói
chung, người lãnh đạo, quản lý, đứng đầu các đơn vị nói riêng bị tha hóa và suy
thoái này đã dẫn đến tình trạng cánh hẩu, phường hội cát cứ, phe nhóm lợi ích,
địa phương chủ nghĩa theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách”, hành xử
theo lối nói một đằng, làm một nẻo, nói không đi đôi với làm, nói hay, làm dở ở
một số địa phương, cơ quan, đơn vị. Những biểu hiện suy thoái của họ về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không
chỉ xâm hại lợi ích chung mà còn gây tác động xấu, làm phân liệt ý chí và tan
rã sức mạnh đoàn kết, thống nhất nội bộ; làm giảm sút vai trò lãnh đạo của
Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
trở thành một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, ngăn
chặn sự bất liêm, bất chính của một bộ phận cán bộ, nhất là
cán bộ có chức quyền cao lạm dụng, trục lợi từ quyền lực. Đảng đẩy mạnh cuộc
đấu tranh phòng và chống tham ô, tham nhũng trên tinh thần “không có vùng cấm,
không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng đã khẳng định.
Cán bộ kể cả có tài mà không có đức thì cũng vô dụng
Trả lờiXóaCán bộ phải thường xuyên chú trọng rèn luyện bản thân
Trả lờiXóa