Một là, trong chương trình, kế hoạch,
nội dung công tác của cấp ủy, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XII gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với
việc thực hiện các Quy định về những điều đảng viên không được làm, về nêu
gương… Chú trọng công tác cán bộ; nâng cao chất lượng quy hoạch cấp ủy, bảo đảm
nguồn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực
và kỹ năng lãnh đạo, điều hành, quản lý, xử lý hiệu quả những vấn đề thực tiễn
đặt ra gắn với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng
phí, quan liêu theo chương trình hằng năm và đột xuất tại mỗi tổ chức cơ sở Đảng
để thông qua đó, một mặt, gột rửa khuyết điểm, ngăn chặn những biểu hiện suy
thoái về đạo đức, lối sống, “đầu cơ chính trị”, “lợi ích nhóm”, xa rời lý tưởng
xã hội chủ nghĩa,v.v..; mặt khác, nâng cao bản lĩnh chính trị, phòng và chống sự
phai nhạt lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội.
Hai là, xuất phát từ thực tiễn cơ sở
để nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo và chỉ đạo (từ quán triệt đến đưa nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống) gắn với nhiệm vụ chính trị trên tinh thần: Việc
gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, phải hết sức
tránh. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ
quan, đơn vị phát huy vai trò nêu gương, thống nhất xây dựng chương trình, kế
hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, giữa nói và làm; bám sát cơ sở, gần dân,
hiểu dân, trọng dân, tin dân, học dân, dựa vào dân và thường xuyên đối thoại, lắng
nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu
chính đáng của nhân dân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ để củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Ba là, cổ vũ, động viên các tầng lớp
nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân. Đồng thời, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong công tác giám sát, kiểm soát cán bộ, để “giúp cán bộ thực hiện chữ
LIÊM”. Theo đó, mỗi người cán bộ phải nghiêm
túc tiếp thu, sửa chữa kịp thời những phê bình, góp ý đúng đắn của nhân dân và
khuyến khích nhân dân thực hiện vai trò giám sát của mình một cách tự nguyện, tự
giác. Coi sự đánh giá của nhân dân là thước đo chính xác, là một trong những
tiêu chuẩn để đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của cấp ủy các cấp, của đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong mọi mặt công tác, nhất là trong quy hoạch và bổ nhiệm
cán bộ, để hạn chế được tiêu cực, phát huy đoàn kết thống nhất và lựa chọn được
những người thật xứng đáng, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho Trung ương mà còn ở
tất cả các ngành, các cấp.
Bốn là, mở rộng và đổi mới công tác
truyền thông, tăng cường các chuyên trang, chuyên mục về xây dựng Đảng, về học
và làm theo Bác, phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông để đảm bảo sức mạnh
của công luận và nhân dân, nhất là trong tuyên truyền các tấm gương người tốt,
việc tốt, lấy cái tích cực chống cái tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu để nhân
rộng những gương điển hình trong cộng đồng. Đồng thời, tăng cường công tác giám
sát, kiểm tra của cả hệ thống chính trị đối với đội ngũ cán bộ trên tinh thần
thấu triệt nguyên tắc kỷ luật là tối thượng, pháp luật là thượng tôn; kịp thời
phát hiện và đưa ra khỏi Đảng một cách công minh, kịp thời, bình đẳng những kẻ
sâu mọt không còn liêm chính để làm trong sạch Đảng, để Đảng ngày càng trong sạch,
vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần củng
cố niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng./.
Trong giai đoạn hiện này cần phải bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện để có đội ngũ cán bộ tốt, đủ năng lực hoàn thành các nhiệm vụ
Trả lờiXóaNhững giải pháp này rất hay
Trả lờiXóa