Cũng như nhiều quốc gia khác trong ASEAN thường xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội theo các giai đoạn. Đáng chú ý là từ Kế hoạch lần thứ 9 (
giai đoạn 2002-2007) xác định rõ: Kết hợp phát triển con người với phát
triển cân bằng về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường, xây dựng hạnh phúc
cho mọi người, tự lực và theo kịp thực tế toàn cầu đang thay đổi, duy trì và
bảo vệ đ bản sắc văn hóa Thái Lan. Sau khủng hoảng, quan điểm và
cách tiếp cận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội được chính phủ
Thái xây dựng với mục đích cốt lõi là: “Cố gắng giảm nghèo khổ và nâng
cao chất lượng cuộc sống của đa số nhân dân Thái Lan nhằm đạt được “sự phát
triển bền vững và thịnh vượng cho tất cả người Thái”. Để thực hiện được mục
đích trên, Thái Lan đã đề ra 3 nhiệm vụ sau: 1) Củng cố nền tảng xã hội vững
mạnh bằng cách phát triển tiềm năng của con người và bảo vệ xã hội; Tái
cấu trúc phát triển đô thị; quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 2)
Thiết lập quản trị tốt, theo đó các chiến lược cai quản tốt được tăng cường ở
mọi cấp. 3) Tái cơ cấu kinh tế thông qua quản lý kinh tế vĩ mô, nâng cao khả
năng cạnh tranh quốc gia và phát triển khoa học công nghệ. Hoặc, giai đoạn
2007-2016 ( KHPTKT-XH lần thứ 10 và 11): Tăng tính sáng tạo dựa trên
triết lý “Nền kinh tế đầy đủ” của Quốc vương Thái Lan.
Cách tiếp cận về phát
triển xã hội giai đoạn này được áp dụng ở tất cả các cấp độ khác nhau –
từ cấp cá nhân, gia đình, cộng đồng cho tới việc quản lý và phát triển của cả
một quốc gia. Điều này thực sự thích hợp đối với bối cảnh hòa nhập với nền kinh
tế thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Ngoài ra, kế hoạch cũng bổ sung thêm
các định hướng về nền kinh tế xanh, xã hội xanh, hướng tới mục tiêu cơ bản là
phát triển bền vững. Kế hoạch đề ra 6 chiến lược phát triển ưu tiên, trong đó
có 2 mục tiêu liên quan trực tiếp đến phát triển xã hội, đó là: (1) xây
dựng xã hội công bằng. (2) Phát triển nguồn nhân lực để xây dựng một xã
hội không ngừng học hỏi. Ngày 20/9/2015 Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã
công bố một chiến lược xây dựng “ nhà nước nhân dân” trong đó nhà nước, người
dân và doanh nghiệp sẽ cùng chung tay vì phát triển bền vững của đất nước. Các
vấn đề về quản lý xã hội được khẳng định đầy đủ hơn trong Chiến lược quốc gia
20 năm do chính quyền quân sự Thái Lan soạn thảo đã chính thức có hiệu lực từ
ngày 13/10/2018 ( văn kiện này đã được Vua Vajiralongkom phê chuẩn vào ngày
8/10 và được Thủ tướng Prayut Chan-o-chaký ban hành cùng ngày). Theo đó, bắt
buộc mọi chính phủ Thái Lan thành lập trong giai đoạn 2018-2038 phải tuân thủ,
cá nhân, tổ chức đi ngược lại chiến lược này sẽ bị luận tội. Trong chiến lược
này bao gồm 6 nội dung: an ninh quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia, phát
triển nhân lực, bình đẳng xã hội, chất lượng sống và môi trường, phát triển hệ
thống hành chính nhà nước.
Mỗi quốc gia có chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác nhau; nhưng đều vươn tới đích đó là phát triển nhanh, mạnh và vững chắc
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa