Các đối tượng lừa đảo
sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá các sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus như vaccine
để lừa nạn nhân; tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng. Bên
cạnh đó, còn xuất hiện trường hợp đối tượng xấu giả làm bác sĩ hoặc nhân viên
bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân
khỏi COVID-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị đó.
Các đối tượng còn tạo lập nên các website bán hàng trực tuyến bán các vật
tư y tế như khẩu trang y tế và nước rửa tay. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của
người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc với nạn nhân và không giao hàng
như đã thỏa thuận.
Các đối tượng còn mạo danh các nhãn hàng lớn, gửi link lạ kèm thông tin về
quà tặng, trúng thưởng,… nhằm lừa đảo, chiếm tài sản người dùng, xâm nhập hệ
thống của các doanh nghiệp, tổ chức; dụ dỗ nạn nhân quyên góp cho các quỹ từ
thiện lừa đảo do chúng lập ra mạo nhận là giúp đỡ những cá nhân, đồng bào, hay
khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng các bẫy lừa đảo đầu tư, điển hình như sử dụng chiêu trò hứa hẹn nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận cao khi đầu tư vào công ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến phòng chống, xét nghiệm, chữa trị COVID-19. Tạo ra các phần mềm ứng dụng cho điện thoại, thoạt nhìn giống như các ứng dụng phổ biến dùng để theo dõi diễn biến lây lan của dịch COVID-19. Nhưng khi người dùng tải về điện thoại của họ sẽ bị tấn công bởi các mã độc nhằm lấy thông tin cá nhân, thông tin bảo mật, hay chi tiết tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng của nạn nhân.
Hiện nay các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá các sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus như vaccine để lừa nạn nhân; tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng; mọi người hãy cảnh giác
Trả lờiXóa