Dân chủ chính
là quyền của người dân làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ xã hội mà mình đang
sống trên tất cả các lĩnh vực, trong mọi hoạt động. Dân chủ gắn liền với tiến
bộ xã hội và sự phát triển của lịch sử qua các chế độ xã hội và thời đại khác
nhau. Dân chủ chỉ xuất hiện khi có nhà nước và mỗi nền dân chủ đều phải gắn với
một nhà nước nhất định, được pháp luật của nhà nước đó quy định.
Chế độ dân
chủ mà con người ta có được là kết quả của quá trình phát triển thông qua đấu
tranh giai cấp, để giải phóng con người. Chừng nào xã hội còn có giai cấp thì
dân chủ trong xã hội đó mang tính giai cấp sâu sắc và phải đặt trong khuôn khổ
pháp luật của xã hội đó. Không có thứ dân chủ chung chung phi giai cấp, không
có thứ dân chủ nằm ngoài pháp luật... Tất cả những luận điệu phủ nhận vấn đề
này đều là lừa bịp, nhằm động cơ đen tối.
Dân chủ chẳng
những không thể tách rời mảnh đất hiện thực xã hội, mà còn phụ thuộc rất lớn
vào nền tảng kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí của xã hội đó. Chúng
ta không phủ nhận theo lịch sử phát triển của xã hội, sự ra đời của nhà nước tư
sản đánh dấu một nấc thang phát triển về dân chủ so với dân chủ trong chế độ
phong kiến. Nhưng nền dân chủ trong chế độ tư bản cũng không thể vượt ra ngoài
nền tảng kinh tế của xã hội đã sinh ra nó. Do đó toàn bộ thiết chế của nền dân
chủ tư sản đều chỉ nhằm đến mục đích cao nhất là bảo vệ sự thống trị của giai
cấp tư sản. Bộ máy chính quyền mà nhà nước tư sản lập nên đều hướng đến mục tiêu
chống lại tư tưởng tự do, dân chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Với tư cách
là một nấc thang phát triển cao hơn xã hội tư bản, dân chủ trong xã hội chế độ
XHCN khác hẳn về chất so với dân chủ trong xã hội tư bản. Nền dân chủ XHCN lấy
tiêu chí cốt lõi để khẳng định bản chất nhà nước của mình đó là “nhân dân là
chủ” và “nhân dân làm chủ”. Theo đó, dân chủ XHCN được thể hiện trên những nội
dung cốt lõi là: nền dân chủ của nhân dân lao động, vì nhân dân lao động, thể
hiện ở việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân
dân lao động; thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do được bảo đảm về mặt pháp
lý để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ XHCN có nội dung toàn diện,
thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... trong
đó nổi bật là sự tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi người lao
động và công việc quản lý nhà nước và xã hội thông qua hai hình thức, đó là:
dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Nhìn từ bản chất của hai nền dân chủ, chúng ta thấy rõ ràng dân chủ XHCN ưu việt hơn hẳn. Do đó việc Việt Nam lựa chọn nền dân chủ XHCN là điều không cần phải tranh luận.
Việt Nam lựa chọn nền dân chủ XHCN là điều không cần phải tranh luận.
Trả lờiXóa