Đối với Việt
Nam, dân chủ là bản chất của chế độ; dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực
phát triển đất nước. Dân chủ không phải là thứ bất biến mà nó vận động phát
triển không ngừng theo quá trình đi lên của lịch sử xã hội. Bằng nhiều chủ
trương, giải pháp chúng ta phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội; bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; hoàn thiện hệ thống pháp luật... Thực
chất đó là quá trình chúng ta hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm mọi quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Thực tế cho thấy việc thực hành dân chủ trong Đảng,
trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; cũng như trên mọi mặt,
mọi lĩnh vực của đời sống ở Việt Nam đang ngày càng tốt hơn.
Sẽ là sai
lầm nghiêm trọng khi cho rằng chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới
có “dân chủ thực sự”. Một điều mà chúng ta phải khẳng định với nhau rằng, dân
chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào bản
chất của đảng cầm quyền và bản chất của chế độ xã hội. Do đó thể chế nhất
nguyên một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với mất dân chủ hay kém dân
chủ. Thực tiễn tại nhiều quốc gia cho thấy đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn
là nước nghèo, kém phát triển. Trong khi nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh
đạo nhưng dân chủ được bảo đảm; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; đời sống
của nhân dân ngày càng nâng cao. Đó là bằng chứng hùng hồn khẳng định đa
nguyên, đa đảng không phải cứu cánh cho dân chủ.
Sự xuất hiện
những luận điệu sai trái về nền dân chủ XHCN ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân,
nhưng có thể khu biệt lại ở hai nguyên nhân chính là: do nhận thức hạn chế,
thiếu hiểu biết mà vô tình nói sai và nhận thức rõ, có hiểu biết nhưng cố tình
phát ngôn lệch chuẩn. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề này rất rõ
ràng. Với những người do nhận thức hạn chế mà vô tình phát ngôn lệch chuẩn thì
phải tuyên truyền để giúp họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về dân chủ. Còn với
những người hiểu biết rõ về dân chủ nhưng cố tình xuyên tạc, phụ họa, hùa theo
các thế lực thù địch nhằm lợi dụng dân chủ để chống phá đất nước thì phải
nghiêm trị theo pháp luật.
Đảng và Nhà
nước ta luôn phấn đấu để bảo đảm và phát huy dân chủ của nhân dân, đi liền với
đó là tăng cường pháp chế XHCN, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, theo tinh thần
“Thượng tôn pháp luật” chứ không phải là thứ dân chủ tự do vô hạn độ như những
phần tử bất mãn chính trị tung hô.
Trong bối
cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành nhưng cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐBHĐND các
cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp. Cuộc bầu cử thành công mang ý
nghĩa rất lớn trong việc đưa Nghị quyết Đại hội lần XIII của Đảng vào cuộc
sống, đặc biệt là chủ trương tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
Nhưng các
thế lực thù địch không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Việt Nam. Một trong những
chiêu trò quen thuộc của chúng là lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, gây phân tâm
trong xã hội, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân;
làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ. Nguy hại hơn các thế lực thù
địch luôn tìm cách móc lối với các phần tử thoái hóa, biến chất ở trong nước
hòng kích động, lôi kéo những người dân nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết về dân
chủ phụ họa theo những luận điệu, chiêu trò của chúng.
Thực tế đòi hỏi một mặt chúng ta phải đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức về dân chủ; tổ chức để nhân dân phát huy quyền làm chủ trong đời sống xã hội. Mặt khác phải coi trọng công tác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân chủ để chống phá Việt Nam mà các thế lực thù địch đang mưu toan móc nối với những phần tử “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở trong nước để tiến hành./.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa