Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

TAM QUYỀN PHÂN LẬP CÓ THỰC SỰ CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG?

Tham nhũng là một vấn nạn của xã hội, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều có vấn nạn này. Ở Việt Nam, tham nhũng được chỉ ra là một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp.

Tuy nhiên, không thể lợi dụng vấn đề phòng, chống tham nhũng để xuyên tạc, nói xấu Đảng , rồi “bẻ lái” với mục tiêu đen tối nhằm: truyền bá quan điểm, tư tưởng trái với đường lối, chủ trương của Đảng, đi ngược con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đang dày công xây dựng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi xây dựng một thể chế tam quyền phân lập trong cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam như lời lẽ của Nguyễn Quang Duy trên trang Hưng-viet.org vừa qua, với tiêu đề: “Chỉ tự do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng”. Đọc bài viết của Y, xin có đôi điều như sau:

Thứ nhất, khi nói về tham nhũng, V.I.Lênin từng khẳng định: “tham nhũng gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước và quyền lực công…”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu là những “thứ giặc nội xâm” bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng (Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng) đã cho thấy: Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, “Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham những; trong đó có cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu”. Như vậy, Nguyễn Quang Duy phải hiểu rằng: tham nhũng và chống tham nhũng, là vấn đề để mọi quốc gia đều quan tâm và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Điều quan trọng là quốc gia đó có đủ quyết tâm, có đủ kiên trì để hạn chế, tiến tới xóa bỏ nạn quan liêu, tham nhũng hay không mà thôi!

Thứ hai, thể chế “tam quyền, phân lập” không bao giờ loại trừ được nguồn gốc, nguyên nhân của tham nhũng.

 Tham nhũng có thể xảy ra ở các tổ chức, cá nhân khi hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, chế độ chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch; sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, điều tra chưa duy trì thường xuyên; dư luận xã hội và vai trò của quần chúng nhân dân, của báo chí, truyền thông chưa được phát huy đầy đủ; xử phạt chưa nghiêm minh, tội phạm tham nhũng chưa bị trừng trị đích đáng tới mức “thân bại, danh liệt”; cá nhân có chức, có quyền nhưng thiếu tu dưỡng, rèn luyện…

Vì vậy, làm sao mà chỉ có thực hiện tam quyền, phân lập với sự phân quyền giữa ba nhánh quyền lực có thể xóa bỏ được tận gốc tham nhũng như lời của Nguyễn Quang  Duy. Mà, chỉ khi nào xóa bỏ được nguồn gốc và nguyên nhân nảy sinh tham nhũng, khi đó mới xóa bỏ được nạn tham nhũng mà thôi!

Tóm lại, mấy lời nhảm nhí mà Nguyễn Quang Duy đăng trên Hưng-viet.org, thực chất chỉ là âm mưu xuyên tạc nhằm khoét sâu mâu thuẫn, gây chia rẽ đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, hướng cách mạng nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy đề cao cảnh giác, tỉnh táo, quyết không mắc mưu và kiên quyết đấu tranh vạch trần bản chất, dã tâm thâm độc, xảo quyệt của những kẻ phản động như Nguyễn Quang Duy./.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa