Ngày
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự đa dạng các nền tảng
mạng xã hội đã biến không gian mạng thành một thế giới ảo rộng lớn, nơi con người
ở quốc gia này có thể gặp gỡ giao lưu với con người ở quốc gia khác mà không cần
phải di chuyển hay lo về ngôn ngữ bất đồng. Đây cũng là môi trường để một số cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước triệt để lợi dụng với những phương thức và thủ
đoạn ngày càng tinh vi, cũng như không theo các quy luật truyền thống như thay
vì các đối tượng phải sang một nước thứ ba để tập huấn về bất bạo động, nhận hỗ
trợ tài chính và dễ dàng bị lộ, bị bắt khi về nước thì ngày nay, thông qua mạng
xã hội, các đối tượng dễ dàng nhận tài liệu, tham gia các lớp tập huấn, nhận
nhiệm vụ tại các nhóm kín có tính bảo mật cao…
Trong
khi đó, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên không gian mạng ở
nước ta hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở, dẫn đến việc một số cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước “lách luật”.
Các
loại hình tội phạm mới trên không gian mạng đã lợi dụng để thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt là việc tận dụng nền tảng mạng xã hội có máy chủ
đặt ở ngoài nước như Facebook, Youtobe, Tik Tok… sẽ dẫn đến khó khăn trong việc
quản lý và áp các chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với
các tài khoản người dùng có hoạt động tuyên truyền, đưa tin sai sự thật và xâm
phạm an ninh Quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Có
thể kể đến như hoạt động lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý và sử dụng tên miền
của các web trên không gian mạng để lập các trang web giả của cơ quan, tổ chức
Nhà nước để tiến hành đăng tải các nội dung tuyên truyền, thông tin sai sự thật
về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 trong thời gian gần đây khiến cho người
đọc khi truy cập khó phân biệt được đâu là trang tin thật, đâu là trang tin giả,
tạo nên sự hoài nghi, sự hoang mang trong người dân về tình hình dịch bệnh, hướng
tới các hoạt động gây khó khăn cho các công tác phòng, chống dịch, tiến tới
kích động người dân tụ tập biểu tình, gây mất an ninh, trật tự.
Nhìn
lại các cuộc “cách mạng màu” bạo loạn lật đổ ở nhiều quốc gia trên thế giới
trong những năm qua như Lybia, Sirya, Ukaraina, Hồng Kông - Trung Quốc, không
khó để nhận thấy các đối tượng cầm đầu và các đối tượng ở nước ngoài đã sử dụng
không gian mạng như một phương thức lợi hại nhất để tuyên truyền, xuyên tạc,
kích động, tiến tới tập hợp những người có quan điểm, tư tưởng chống đối Nhà nước,
từ đó chỉ huy, điều hành các cuộc biểu tình, gây rối an ninh, trật tự.
Tại
Việt Nam, phương thức xuyên tạc, kêu gọi tụ tập biểu tình trên các nền tảng mạng
xã hội không còn mới mẻ mà đã được các đối tượng triệt để lợi dụng trong các vụ
việc biểu tình, gây rối an ninh trước đây như biểu tình, gây rối tại Bình Dương
và Hà Tĩnh (năm 2014) khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD - 981 vào vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam; lợi dụng biểu tình, gây rối sau vụ FOMOSA xả thải gây ô
nhiễm và vụ bạo loạn tại Phan Rí Cửa, tỉnh Bình Thuận liên quan đến việc phản đối
Luật Đặc khu…
Việt
Nam là một trong những quốc gia mà các thế lực thù địch, phản động trong và
ngoài nước âm mưu tiến hành các bước chuyển hóa “cách mạng màu” trong chiến lược
“Diến biến hòa bình” nhằm biến thành một quốc gia bất ổn, tiến tới xóa bỏ sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Do đó, cần nâng cao việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước xuyên tạc, bịa đặt về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 tại Việt Nam, góp phần nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của người dân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều hết sức cần thiết.
Chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa