Giống hệt con vi-rút
Corona, chúng cũng có tên để đăng trên các trang mạng như: Việt Tân, Lê Ánh,
Ngô Đồng, Đỗ Ngà, Tân Phong, Nguyễn Thông, Phạm Minh Vũ, Phan Nguyên, Trân Văn,
Ngàn Hương…, chúng nham hiểm, độc ác, giết người không dao chẳng kém gì con
vi-rút Corona. Chúng dựa vào một vài hiện tượng, sự việc rồi nhào nặn, bịa đặt,
vu khống, xuyên tạc, đả kích Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động, lừa gạt, lôi
kéo người dân quay lưng với các biện pháp chống dịch của Đảng, Chính phủ và
Nhân dân ta.
Lê Ánh đã có bài: “Dân
Thái Lan không chờ chết vì Covid-19”, thổi phồng vài cuộc tụ tập ở Thái Lan để
kích động. Những bài viết như thế sẽ rất vừa lòng “quan thầy” – những kẻ chăn dắt
chúng và vì thế chúng tha hồ rủng rỉnh đô la.
Bởi thế, không lạ gì khi
mấy hôm nay số ca mắc Covid-19 tăng cao ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… những
con “vi rút” hai chân này sục mũi khắp nơi, đánh hơi, soi mói, bới móc mọi đống
rác, kiếm chuyện bịa đặt, xuyên tạc, vu khống trắng trợn tung lên mạng để chống
phá công cuộc chống dịch của Việt Nam.
Phạm Minh Vũ – một tên
tay sai của Việt Tân, suốt từ đợt dịch năm ngoài ở Đà Nẵng, bão lũ ở Miền
Trung, Vũ đã viết nhiều bài công kích Đảng, Nhà nước, xúc phạm lãnh tụ, lần này
Vũ lại gân cổ chê bai, bịa đặt vu khống: “Trong muôn vàn cách chống dịch hay,
vượt trội của thế giới đã làm thì những kẻ nắm quyền quyết định tại Việt Nam lại
chọn cách làm tồi tệ nhất….”.
Ngô Đồng thì xuyên tạc:
“Chống dịch như chống giặc dẫn đến” thà hi sinh tất cả “để đạt mục đích của các
quan chức chính trị. Hàng loạt chỉ thị trái hiến pháp, pháp luật, ngăn cản tự
do đi lại, cấm đoán các hoạt động kinh tế, tước đoạt nhiều quyền tự do khác”.
Phan Nguyên cũng bịa đặt:
“Kêu gọi quỹ đóng góp vắc xin để gửi ngân hàng lấy lãi, tăng giá xăng dầu, giá
điện, tăng các hình thức xử phạt, cấm dân ra đường. Không lo hỗ trợ tài chính,
không tiêm vắc xin cho dân…”.
Những luận điệu như thế hệt
như bãi rác trên các trang mạng phản động.
Việt Nam chống dịch có gì
khác các nước không? Về cơ bản, hầu hết các nước và Việt Nam khi có dịch đều siết
chặt biên giới, kiểm soát nhập cảnh, giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, tiếp
xúc, tụ tập đồng người, xét nghiệm để truy vết nguồn lây, dùng khẩu trang, tiêm
vắc xin, cách ly người bệnh, điều trị các ca nặng, hạn chế tử vong ở mức thấp
nhất. Trả lời phỏng vấn của Đài THVN sáng 26/7, ông Kidong Park, Trưởng đại diện
WHO tại Việt Nam khẳng định giải pháp chống dịch hiện nay vẫn là: “phát hiện,
truy vết, khoanh vùng, cách ly”. Trong đợt bùng phát dịch vừa qua, chính phủ Ấn
Độ ra lệnh đóng cửa mạnh tay hơn cả Trung Quốc. Thái Lan trang bị súng và công
cụ trấn áp tại chốt để kiểm soát tình hình. Philippine đã có người bị cảnh sát
bắn chết vì vi phạm cách ly và đe dọa lực lượng chức năng. Ở In-đô-nê-xia, ngoài
đóng cửa các đền thờ, điểm sinh hoạt tôn giáo, nơi tập trung đông người, chính
phủ còn hạn chế nhiều tuyến đường nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Việt Nam có
làm nặng nề, khắt khe hơn không?
Dịch Covid-19 bùng phát đợt
này với biến thể Delta rất nguy hiểm. Số người chết vì Covid-19 trong 6 tháng đầu
năm 2021 đã nhiều hơn cả năm 2020, đến trung tuần tháng 7 đã có 87,4 triệu ca
nhiễm, 1,86 triệu ca tử vong. Một tuần (đến 15/7) số ca mắc mới ở Đông Nam Á
tăng 41%, số tử vong tăng 39%, In-đô-ne-xia, nền kinh tế lớn nhất khu vực đã có
3,2 triệu ca nhiễm, 82.000 ca tử vong.
Với sự vào cuộc quyết liệt
của Chính phủ và người dân cả nước, ổ dịch lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Nam Bộ đang áp dụng biện pháp phòng dịch cao nhất, đời sống nhân
dân đảm bảo, ổn định. Tuy nhiên, một chiến dịch chống dịch quy mô lớn trên địa
bàn rộng với mấy chục triệu dân như vậy, khó tránh khỏi có một vài thiếu sót,
lúng túng ban đầu, nhưng chúng ta đã kịp thời khắc phục, chấn chỉnh, cả hệ thống
chính trị vào cuộc, thực hiện cho được yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính:
“Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, không để bất cứ người
dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết”. Tiếp theo gói
62.000 tỷ năm ngoái, chính phủ chi 266.000 tỷ hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động, người lao động tự do ở thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đủ kinh phí
hỗ trợ từ gói 886 tỷ đồng. Có thể có lúc, có nơi, có gia đình tạm thời khó khăn
hơn so với trước khi có dịch, nhưng giữa cách chết không còn chỗ mà chôn như nước
bạn với cái sống vất vả một chút để an toàn thì nên chọn cách nào? Trong lúc
này, mỗi người phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác đừng để những con “vi rút” hai
chân của Việt Tân xúi bẩy, dắt mũi.
“Mấy đời bánh đúc có
xương
Mấy đời phản động nó
thương dân mình”!
Những việc chúng làm, chúng nói đều vì túi tiền của chúng. Ngoài Đảng, Nhà nước chăm lo cho dân, đồng bào ta thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau, có ai thấy Việt Tân và bọn Lê Ánh, Phan Nguyên, Phạm Minh Vũ, Phạm Nhật Bình, Đỗ Ngà… cho dân cái gì hoặc làm việc gì để giúp dân chống dịch không? Với bản chất bán nước hại dân độc ác, đê tiện và hèn hạ, chúng chỉ là những con “vi rút” ăn theo dịch không hơn, không kém!
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa