Vừa qua,
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo về việc Việt Nam với tư cách thành viên của
Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) sẽ tham gia ứng cử vào vị trí thành
viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Lập tức
trên một số trang mạng ở nước ngoài và mạng xã hội đã xuất hiện ý kiến công
kích, chỉ trích và xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam
của các thế lực thù địch, phản động, chống đối. Chúng cho rằng: Việt Nam vi phạm nhân quyền, độc
tài, đảng trị nên không xứng đáng ứng cử vào vai trò đó. Thực chất là nhằm thực
hiện mưu đồ chính trị, đen tối của chúng là phủ nhận thành tựu nhân quyền của
Việt Nam và không muốn Việt Nam ứng cử vào ào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2023-2025, để làm mất uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng
chúng đã sai lầm, thành tựu hơn 35 năm đổi mới đã chứng minh Việt Nam hoàn toàn
xứng đáng tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Bởi vì, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân
quyền trong những năm vừa qua và đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam
ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trước đó, Việt Nam đã là
thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. Lần này Việt Nam tái cử
và khả năng đắc cử của Việt Nam rất cao vì cả khối ASEAN đã đồng ý để giới
thiệu Việt Nam ứng cử vào vị trí đó. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của LHQ, từ đó đến nay, Việt Nam được đánh giá ngày càng chủ động
hơn trong việc tham gia các tổ chức của LHQ. Trong các năm gần đây, Việt Nam đã
trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, cơ quan được đánh giá
là quan trọng, uy tín nhất của LHQ, và năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ
tịch ASEAN. Trong chế định của LHQ, việc gia nhập nhiều hơn vào các tổ chức
quốc tế thể hiện tính chủ động và giúp cho việc tích lũy kinh nghiệm, xây dựng
các khối liên minh, tìm kiếm sự ủng hộ, hoặc lên tiếng trong các hồ sơ hoặc vấn
đề khác nhau để bảo vệ vị thế của đất nước, hoặc bảo vệ những tiêu chí cũng như
các vấn đề mà Việt Nam ủng hộ. Ðó là điều rất là tốt, và nước nào cũng cần phải
làm
Trên thực tế Ðảng, Nhà nước Việt Nam,
luôn luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền, điều gì có thể tiếp cận được, điều gì
có thể thay đổi được đều hết sức cầu thị, kịp thời tiếp thu, điều chỉnh cho phù
hợp, như: quyền của luật sư tham gia vào các vụ án ngay từ đầu, hay quyền của
bị can bị cáo cũng được xác định rất rõ. Tất cả những điều đó nằm trong một lộ
trình chung, cho thấy cùng với sự phát triển của nền kinh tế phải có những sự
thay đổi và Việt Nam sẵn sàng thay đổi. Hay các quyền bảo vệ phụ nữ và trẻ e luôn
được Việt Nam quân tâm.
Cùng với đó, Ðảng, Chính phủ luôn chăm lo kinh tế cho đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo được giảm bớt, cải thiện các điều kiện về hạ tầng, về đời sống, người dân được tham gia nhiều hơn về vấn đề xã hội, chính trị, quyền ứng cử, bầu cử, quyền tham gia vào chính quyền, quyền được tham gia phản biện, quyền tự do báo chí, tự do hội họp... Nhìn lại sự phát triển của Việt Nam trong 35 năm qua, chúng ta thấy có sự biến đổi rất mạnh mẽ. Nhiều nước coi Việt Nam như là hình mẫu để giới thiệu với các nước đang phát triển khác. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Ð.Trăm và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Ưn tại Việt Nam. Tổng thống Ð. Trăm đã giới thiệu với ông Kim Châng Ưn rằng Việt Nam là một nước theo chủ nghĩa xã hội và là mô hình rất thành công, người dân Việt Nam được hưởng tất cả những điều mà thế giới đang hưởng.
Với những thành tựu như vậy, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Trả lờiXóa