Trong âm mưu và luận điệu
xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước, đã và đang có những “lý sự” xuyên tạc rằng: Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
chỉ mang tính chất nửa vời, chỉ có đổi mới kinh tế, không có đổi mới chính trị;
những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam “không dám” thực hiện đổi mới chính
trị, vì sợ bị mất “cây gậy quyền lực”, bị “thay máu” bản chất chế độ... Chúng
còn rêu rao rằng, đổi mới chính trị ở Việt Nam “lệch pha”, không đồng bộ, không
tương xứng so với đổi mới kinh tế; đổi mới ở Việt Nam chẳng qua là sự “học
đòi”, “bắt chước” một cách khiên cưỡng công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô và
Trung Quốc, nên tất yếu sẽ đi đến “kết cục” đổ vỡ cả kinh tế lẫn chế độ chính
trị mà thôi.
Tinh vi và xảo quyệt hơn,
có quan điểm còn vin vào nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin là “kinh tế quyết
định chính trị” để trắng trợn tuyên bố rằng, về mặt kinh tế đã là kinh tế thị
trường, kinh tế đa thành phần và nhiều hình thức sở hữu thì nhất thiết tương ứng
với nó về mặt chính trị phải là chế độ đa nguyên, đa đảng. Chúng xuyên tạc rằng,
ở Việt Nam thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần nhưng chính trị lại duy trì
chế độ độc đảng, vẫn giữ nguyên bộ máy lãnh đạo “chuyên quyền” của
Đảng Cộng sản, đó là sự pha trộn giữa “dầu với nước”, chắc chắn sẽ kém hiệu
quả. Chúng còn lợi dụng một số yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, quản lý và điều
hành đất nước, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về phẩm chất,
đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,... để xuyên tạc
rằng, không có đa nguyên sẽ không có đấu tranh và điều đó sẽ làm cho hệ thống
chính trị không thể đổi mới, mưu toan đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi Chính phủ Việt Nam vận dụng các lý
thuyết, trường phái kinh tế học tư sản mới giúp tránh được sự can thiệp quá sâu
của Nhà nước vào quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường, tức là tránh được
sự can thiệp của chính trị vào kinh tế.
Những luận điệu kể trên
là một “tư duy thiển cận”, sự nhận thức mơ hồ, phiến diện, bộc lộ rõ những ý đồ
chính trị hết sức thâm độc với mục đích cổ xúy, kích động cho sự hình thành các
tổ chức chính trị phản động đối lập với Đảng, Nhà nước ta, tiến hành tạo phản,
lật đổ, gây bất ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam...
Tình hình đó đặt ra những
yêu cầu cơ bản, cấp thiết đối với cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc
mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta như sau:
Một
là,
tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của hệ thống chính trị đối với sự nguy
hại của những luận điệu sai trái, xuyên tạc bản chất mối quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam. Vì sự nghiệp đổi mới càng được đẩy
mạnh, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trở
thành mối quan hệ lớn phải được nhận thức và xử lý đúng đắn hơn để
tạo động lực trực tiếp cho sự phát triển đất nước.
Hai
là,
tiếp tục có những đột phá mới trong tư duy lý luận của Đảng về giải quyết mối
quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam trong thời kỳ mới.
Theo đó, vấn đề đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định nhất là Đảng Cộng sản
Việt Nam phải tích cực nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng và phát triển sáng tạo lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thường xuyên tổng kết thực
tiễn công cuộc đổi mới; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước; bám sát
sự vận động, biến đổi của tình hình trong nước, quốc tế để từng bước nhận thức
đầy đủ, sáng rõ.
Ba
là, tăng
cường bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực của lực lượng chuyên trách đấu
tranh tư tưởng, lý luận nói chung, phản bác các luận điệu xuyên tạc mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam nói riêng. Tham gia vào cuộc
đấu tranh này là trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành, chứ không chỉ là
công việc, nhiệm vụ của riêng ai.
Do vậy, yêu cầu vừa có tính cấp thiết, vừa cơ bản lâu dài là cần tiếp tục bồi dưỡng lực lượng chuyên trách đấu tranh tư tưởng, lý luận một cách toàn diện, trước tiên phải đào luyện họ trở thành những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ tư duy lý luận cao, có phương pháp luận chiến nhạy bén, sắc sảo; thậm chí là những chuyên gia giỏi cả về lý luận lẫn chuyên môn, nghiệp vụ, những cây bút chiến sắc bén, am hiểu thời cuộc./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa