Ngày
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự đa dạng các nền tảng
mạng xã hội đã biến không gian mạng thành một thế giới ảo rộng lớn, nơi con người
ở quốc gia này có thể gặp gỡ giao lưu với con người ở quốc gia khác mà không cần
phải di chuyển hay lo về ngôn ngữ bất đồng. Đây cũng là môi trường để một số cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước triệt để lợi dụng với những phương thức và thủ
đoạn ngày càng tinh vi, cũng như không theo các quy luật truyền thống như thay
vì các đối tượng phải sang một nước thứ ba để tập huấn về bất bạo động, nhận hỗ
trợ tài chính và dễ dàng bị lộ, bị bắt khi về nước thì ngày nay, thông qua mạng
xã hội, các đối tượng dễ dàng nhận tài liệu, tham gia các lớp tập huấn, nhận
nhiệm vụ tại các nhóm kín có tính bảo mật cao…
Gần
đây một số cá nhân, tổ chức đã tiến hành xây dựng hệ thống kênh tin truyền
thông trải đều trên các nền tảng mạng xã hội như you tobe, face book, blog,
instagram… với lượt người theo dõi và tương tác lớn như BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng
Việt, RFI Tiếng Việt, Chân trời mới, Việt Tân… Đi liền với đó là tập hợp các đối
tượng chống đối, bất mãn, một số cá nhân có tư tưởng, nhận thức sai lệch, gom
vào các group, hội, nhóm kín như “Công dân - góc nhìn báo chí”; “Đấu trường dân
chủ”… để cung cấp tin, hình ảnh, đưa ra các bài viết, bình luận, lan truyền
chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam.
Nhiều
người trong và ngoài nước đã thông qua các tin bài trong group để đưa lên các
các trang cá nhân, diễn đàn với sự đa dạng về nội dung và đối tượng tiếp cận
như nhân danh chuyên gia y tế, chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự của người trong khu
cách ly, quan điểm của người được cho là nổi tiếng, nghệ sĩ, trí thức… Từ đó, họ
mở rộng các góc độ tiếp cận cho người đọc để tiến hành xuyên tạc, bịa đặt, thổi
phồng các số liệu về tình hình phòng, chống dịch COVID - 19 ở Việt Nam. Hoặc một
số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng để đưa ra quan điểm, phát ngôn
thiếu chuẩn mực với mục đích kích động khiến người dân hiểu sai về công tác
phòng, chống dịch, đưa ra lời lẽ mang tính chia rẽ, kỳ thị, phân biệt vùng miền,
các bài viết gợi lại về “những giá trị” của chế độ ngụy quyền trước 1975.
Có
thể nói, việc sử dụng mạng xã hội khi xảy ra các vụ việc nhạy cảm, phức tạp hay
các vấn đề thu hút sự chú ý của người dân như công tác phòng, chống dịch COVID
- 19 để xuyên tạc, bịa đặt, tiến tới kích động luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa
đến tình hình an ninh, trật tự và hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh.
Do đó, cần nâng cao việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước xuyên tạc, bịa đặt về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 tại Việt Nam, góp phần nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của người dân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều hết sức cần thiết.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa