Trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc trong thế kỷ XX, ở Việt
Nam đã xuất hiện rất nhiều người phụ nữ anh hùng, quả cảm ở các lĩnh vực khác
nhau, một trong những người phụ nữ đặc biệt ấy là bà Nguyễn Thị Định.
Bà Nguyễn
Thị Định sinh ngày 15/3/1920, tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Năm 16 tuổi, dưới sự dìu dắt của người anh trai, bà tham gia hoạt động cách mạng.
Trong cuộc giành chính quyền năm 1945, bà chính là người đi đầu dẫn hàng ngàn
người dân tiến vào giành chính quyền ở TX.Bến Tre. Năm 1946, bà Nguyễn Thị Định
cùng nhiều người kháng chiến ở miền Nam đã vượt biển ra Bắc xin vũ khí để kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Con đường Hồ Chí Minh trên biển được thành
lập ngày 23/10/1961. Tuy nhiên, chính những con người Nam bộ quả cảm trong đoàn
quân năm ấy của bà Nguyễn Thị Định là những người đã “khai sơn, phá thạch” cho
con đường huyền thoại này về sau. Ngày 17/4/1974, bà được phong quân hàm Thiếu
tướng và là nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nói tới
nữ tướng Nguyễn Thị Định là nghĩ ngay tới phong trào Đồng khởi Bến Tre. Cuộc Đồng
khởi diễn ra từ nhận định tình hình chính xác cùng sự lãnh đạo tài ba của nhà
cách mạng đầy mẫn cảm và dũng cảm Nguyễn Thị Định. Cuộc đấu tranh này đã hình
thành một đạo quân rất mới, có tổ chức của quần chúng, đông đảo nhất là phụ nữ.
Sau này chúng ta gọi bằng một cái tên trìu mến “Đội quân tóc dài”.
Đội
quân tóc dài chính là tên gọi mà Bác Hồ đã dùng để gọi tên đội quân đặc biệt
này, “Đội quân tóc dài” là một binh chủng độc đáo của cách mạng Việt Nam. Bà
Nguyễn Thị Định là linh hồn, là người lãnh đạo và sáng tạo nên cách đánh ba mũi
giáp công. Đội quân tóc dài ấy không một tấc sắt trong tay nhưng đã trở thành nỗi
khiếp sợ của quân thù, làm lung lay thành trì cai trị của địch và bè lũ tay
sai./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét