Thế giới
hiện nay là thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; là cả một không gian mở,
đan xen lợi ích, tùy thuộc lẫn nhau. Một khi khủng hoảng kinh tế ở một khu vực
hoặc một nước lớn sẽ kéo theo khủng hoảng toàn cầu; một khi giá dầu mỏ lên xuống
thất thường và đột biến đủ làm cho kinh tế thế giới bị ảnh hưởng…
Như vậy,
cùng với việc đổi mới nhận thức của toàn nhân loại, đặc biệt là của giới lãnh đạo
các nước về trách nhiệm chung đối với sự phát triển thế giới, những nhân tố
khách quan nêu trên vừa thúc đẩy, đòi hỏi, vừa tạo điều kiện cho việc cùng tồn
tại và hợp tác cùng phát triển đối với tất cả các nước.
Trong
khi nhận thức rõ sự hợp tác giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện nay
là khá toàn diện, thì không thể quên rằng giữa hai chiều hướng phát triển này vẫn
chứa đựng những mâu thuẫn vốn có.
Các thế
lực hiếu chiến và thù địch chưa bao giờ từ bỏ dã tâm muốn xóa sổ chủ nghĩa xã hội.
“Diễn biến hòa bình” là một trong những chiến lược tổng thể của chủ nghĩa đế quốc
nhằm thực hiện mục tiêu đó. Đây là cuộc chiến tranh không khói súng nhưng thực
sự là kế sách nham hiểm phá vỡ thành lũy của chủ nghĩa xã hội từ bên trong.
Tất cả
những thủ đoạn mà các thế lực đế quốc đã và đang sử dụng đối với các nước XHCN,
cũng như đối với giai cấp những người lao động trên toàn thế giới cho thấy, cuộc
đấu tranh giai cấp hiện nay không kém phần gay gắt, quyết liệt và phức tạp.
Bởi vậy,
trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư, công nghệ và
hợp tác, giao lưu với các nước tư bản, các nước XHCN phải luôn kiên định bảo vệ
nền tảng tư tưởng và giữ vững định hướng XHCN, hợp tác cùng phát triển nhưng
luôn cảnh giác và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và mục
tiêu, lý tưởng của mình.
Từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, những thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, những nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của V.I.Lênin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét