Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN TIẾN BỘ GẮN VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng ta. Qua 35 năm đổi mới đất nước. Quan điểm này thể hiện trên những nét cơ bản sau:

Thứ nhất, vấn đề công bằng thể hiện rõ trong mục tiêu, phương hướng và các mối quan hệ lớn trong sự nghiệp đổi mới. Mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội cùng với “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân” là 1 trong 8 phương hướng cơ bản để từng bước hiện thực hóa 8 đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN ở Việt Nam. Quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường là 1 trong 10 mối quan hệ lớn cần nắm vững và xử lý, giải quyết tốt để đổi mới thành công và xây dựng CNXH thắng lợi.

Thứ hai, vị trí cuẩ công bằng, chính sách xã hội được đặt ngang hàng với chính sách kinh tế; đồng bộ, tương thích với trình độ kinh tế và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ. Chính sách xã hội đúng đắn vì con người là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, quan điểm tổ chức thực hiện công bằng, bảo đảm “Công bằng trong phân phối các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát triển. phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”.  Xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hòa”; “nhận thức đầy đủ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội”. Xây dựng thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh, an toàn xã hội và bảo đảm an ninh con người theo tinh thần “Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội”.

Thứ tư, Xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, các quan hệ lợi ích trong xã hội; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội cụ thể, thiết thân đối với các giai cấp, tầng lớp, nhóm, thành phần xã hội (bảo đảm việc làm, thu nhập, các dịch vụ y tế, giáo dục, an toàn vệ sinh thực phẩm, giao thông, môi trường sống...). Thực hiện “quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh”...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét