Những
năm 1936 - 1938, bọn phản động Phrăng-cô, được phát xít Đức-Ý tiếp tay, gây ra
cuộc nội chiến, tiến công chính quyền của Mặt trận Nhân dân Tây Ban Nha. Đất nước
này chìm trong máu lửa. Ít lâu sau, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp cũng bị
lật đổ và bọn thực dân phản động Pháp lại ra tay khủng bố, đàn áp phong trào
cách mạng Đông Dương. Chuyến đi của anh Nguyễn phải hủy bỏ.
Trong
khi chờ đợi một dịp khác, anh làm việc ở Nin Ca Pê, tức Viện nghiên cứu các vấn
đề dân tộc và thuộc địa, số nhà 25 đại lộ Tơ-véc-xkôi, từ phố lớn Tơ-véc-xkai-a
rẽ vào khoảng vài trăm mét. Một ngôi nhà hai tầng với nhiều phòng nhỏ, yên
tĩnh.
Đồng
chí Men-man, phụ trách viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa thu xếp
dành cho anh Nguyễn một phòng làm việc riêng nhìn xuống vưởn cây có những lối
đi rải đá. Ở đây anh gặp các chiến sĩ cách mạng một số nước châu Á. Và nhờ đó,
anh cũng biết thêm nhiều tình hình mới về cuộc đấu tranh đang diễn ra trên lục
địa này.
Một
hôm, giảng viên I. Cô-dơ-lốp, phụ trách hướng dẫn nhóm nghiên cứu sinh Ấn Độ ở
Viện, hỏi anh :
– Này,
đồng chí Lin, đồng chí làm việc nhiều quá ! Bảo vệ xong luận án, chắc đồng chí
sẽ trở thành giáo sư và Viện chúng tôi sẽ có thêm một thầy dạy với nhiều kinh
nghiệm thực tế !
Anh
Nguyễn lắc đầu :
– Không
! Vị trí của tôi là ở Việt Nam. Dù tình hình diễn biến thế nào đi nữa, tôi cũng
phải trở về Tổ quốc, cùng với nhân dân tôi giải phóng đất nước.
Một buổi chiều se lạnh tháng 10 năm 1938, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đáp xe lửa ở ga I-a-rô-láp-xki rời Mát-xcơ-va lần thứ ba. Con tàu đưa Người chạy về Phương Đông, trở về Tổ quốc, đi tới bình minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét