Thứ nhất, việc
nhận thức, nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, nhất là 9 biểu hiện sự suy
thoái về đạo đức, lối sống của cá nhân đảng viên vẫn còn lúng túng, chưa thật
rõ, chưa sát thực tiễn, còn rập khuôn, thiếu tính khả thi, nhất là trong việc
xác định, lựa chọn các vấn đề trọng tâm, nổi cộm để giải quyết trong từng
trường hợp, đối tượng cụ thể. Công tác giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức công vụ
chưa được chú trọng trong các cơ sở, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thường xuyên, thiếu
kiên quyết, quyết liệt; việc giám sát, kiểm tra, nhận diện, phát hiện, đấu
tranh, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ còn hạn chế, nhất là việc đánh giá
kết quả, xác định trách nhiệm cá nhân thực hiện cam kết, kế hoạch hành động của
từng cá nhân đảng viên trong khắc phục khuyết điểm của hậu kiểm điểm còn thiếu
cụ thể, kéo dài, chung chung, thiếu tính thuyết phục; vẫn còn tình trạng coi
vấn đề diễn biến tư tưởng xẩy ra ở đâu đó, chứ không phải trong cơ quan, đơn vị
mình, địa phương mình, đồng chí mình vẫn còn nhiều chưa có biện pháp khắc phục.
Thứ ba, chất
lượng sinh hoạt chi bộ còn rất hạn chế, nội dung sinh hoạt đảng nhiều nơi còn
hình thức, chất lượng thấp; việc đưa nội dung học tập, quán triệt, tổ chức thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị 05, Quy định nêu gương, Quy định về tu
dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống vào sinh hoạt chi bộ hàng tháng có nhiều nơi
vẫn còn hình thức, hiệu quả thấp. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế
trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh,
ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; việc đấu tranh, phê phán, phản bác
những quan điểm sai trái, thù địch, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn
hạn chế.
Thứ tư, một số cán bộ, đảng viên nhận thức và
thực hành công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình với bản thân mình, đồng
chí mình, đồng nghiệp thiếu sâu sắc, còn biểu hiện né tránh, nể nang, dĩ hoà vi
quý, ngại va chạm, nhất là việc nêu gương của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ở
các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, thiếu tự giác nhận khuyết
điểm và trách nhiệm trong công việc của mình được giao, còn hiện tượng vi phạm
phẩm chất đạo đức, lối sống phải kỷ luật; hiện tượng đảng viên bỏ sinh hoạt,
xin ra khỏi đảng có dấu hiệu gia tăng(như đảng viên sau khi xuất ngũ về địa
phương, đảng viên về hưu, đảng viên đi làm ăn xa gia đình, xa nơi cư trú…)
Thứ năm, vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu đồng bộ, bất cập, hiện tượng nhập vào rồi lại tách ra đang diễn ra, gây tâm lý xấu, bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc bố trí một số cán bộ chủ chốt ở một số ban, bộ, ngành, địa phương còn lúng túng, khó khăn; vẫn còn tình trạng bổ nhiệm sai, có trường hợp vừa mới được bầu vào cấp uỷ các cấp, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp của nhiệm kỳ mới…, đã bị xử lý kỷ luật đều liên quan đến những biểu hiện của sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực.
Cần có các giải pháp cụ thể để ngăn chặn từ xa các dấu hiệu của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Trả lờiXóa