Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

VIỆC DUY TRÌ TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬP TRUNG, KẾ HOẠCH, BAO CẤP LÀ MỘT TRONG NGUYÊN NHÂN KHIẾN LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU SỤP ĐỔ

Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn ra vào cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 được coi là là thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ XX, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin bị thách thức nghiêm trọng từ cả bên ngoài và bên trong, gây xáo trộn mạnh về chính trị - tư tưởng đối với các Đảng Cộng sản, Đảng Công nhân, đội ngũ cán bộ, đảng viên và một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực phản động đã ra sức công kích, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nhận thức đúng đắn nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Việc duy trì trong một thời gian dài mô hình quản lý tập trung, kế hoạch, bao cấp, đã khiến chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trở thành xơ cứng, giáo điều, là nguồn gốc tình trạng trì trệ và khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước này trong thập niên 80 đến 90 của thế kỷ XX. Trong khi các nước tư bản từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thập niên 70, thế kỷ XX đã không ngừng cải cách, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, bỏ xa Liên Xô và Đông Âu về nhiều mặt, thì các nhà lãnh đạo ở Liên Xô và Đông Âu vẫn chủ quan, kiêu ngạo tự cho mô hình chủ nghĩa xã hội của mình là đúng đắn, không có gì sai sót, không tiến hành sửa chữa, thậm chí còn áp nó đó lên các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

1 nhận xét: