Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XUẤT PHÁT TỪ “MẢNH ĐẤT HIỆN THỰC”

Chủ nghĩa xã hội dựa trên học thuyết Mác ra đời xuất phát từ “mảnh đất hiện thực” khách quan dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của châu Âu từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và những tiền đề văn hóa, tư tưởng của nhân loại đạt được trong suốt chiều dài lịch sử cùng với sự thiên tài trong kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tìm ra được quy luật vận động của xã hội loài người, đặc biệt là quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản thông qua ba phát hiện vĩ đại: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết về giá trị thặng dư và sau này (như Lênin đã bổ sung) học thuyết về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, nghiên cứu “mảnh đất hiện thực” của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ đế quốc, bộc lộ tất cả các mặt “thối nát” của chúng. Từ đó, các ông đi đến kết luận: “Chủ nghĩa xã hội hiện đại chẳng qua chỉ là sự phản ánh của sự xung đột có thật ấy vào trong tư duy, là sự phản ánh trên ý niệm của sự xung đột ấy, trước hết trong đầu óc của giai cấp trực tiếp chịu đau khổ và sự xung đột ấy, tức là giai cấp công nhân”. Như vậy, chủ nghĩa xã hội: “không cần phải thực hiện một lý tưởng nào cả, mà chỉ cần giải phóng những nhân tố của xã hội mới đã phát triển trong lòng xã hội tư sản cũ đang sụp đổ”.

Như vậy, với học thuyết về HTKT-XH của chủ nghĩa Mác cho chúng ta thấy, chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của HTKT-XH cộng sản chủ nghĩa) ra đời là một tất yếu khách quan. Tất yếu này đã được Đảng Bônsêvich Nga do Lênin đứng đầu lãnh đạo tổ chức Cách mạng tháng Mười thành công, lập nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thực tế.

1 nhận xét: