Đại hội VI (năm
1986) nêu tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng
mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và
sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN. Để thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh theo con đường XHCN, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn
bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực cản đối với
công cuộc xây dựng CNXH. Vì thế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Đảng ta xác định phương hướng cơ bản là xây
dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân; thực hiện đầy đủ quyền
làm chủ của nhân dân; phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước
theo hướng hiện đại; không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện
đời sống nhân dân; thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với
sự đa dạng về hình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo định hướng XHCN; tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn
hóa; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân
tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh;
thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước;
xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam; nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng; xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm
cho Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó xác định phương hướng cơ bản là: Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóa