Sinh thời, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin rất chú ý đến công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng. V.I.Lênin cho rằng, “giai cấp vô sản không
rèn luyện cho mình một tinh thần giác ngộ cao, một tính kỷ luật cao,
một lòng trung thành cao độ, tức là tất cả những đức tính cần
thiết để đảm bảo cho giai cấp vô sản chiến thắng hoàn toàn kẻ
thù truyền kiếp của mình, thì không thể nói đến chuyên chính
vô sản được”. Công tác cán bộ của Đảng không thể tách rời 02 nhiệm vụ
quan trọng - “xây và chống”. Xây dựng Đảng phải luôn đi đôi với chấn chỉnh,
củng cố Đảng. Cần “đấu tranh bằng mọi cách, chống chủ nghĩa quan liêu,
nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát hiện, lột mặt
nạ và đuổi ra khỏi đảng những kẻ lén lút chui vào đảng”.
Kế thừa tinh thần mác-xít, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất chú trọng đến công
tác xây dựng cán bộ của Đảng có đủ phẩm
chất, trí tuệ, bản lĩnh; đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện “óc hẹp
hòi”, bệnh tham lam, bệnh háo danh, phô trương, thổi phồng thành tích, bệnh
kiêu ngạo… đặc biệt là chủ nghĩa
cá nhân. Hồ Chí
Minh khẳng định: “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”(. Bởi vì,
Đảng có mạnh thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì
thuyền mới chạy.
Trong quá trình lãnh đạo và phát triển, Đảng coi công tác cán bộ “là khâu then chốt của then chốt” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh phòng, chống sư suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nội dung quan trọng, cơ bản và không thể thiếu của công tác xây dựng Đảng về cán bộ. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhận định: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc”. Do đó, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nghị quyết đã chỉ rõ 27 biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Đồng thời, xác định nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách của Đảng là kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định phải “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”...”. Đó là những cơ sở lý luận, quan điểm chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa