Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

NỘI DUNG THỎA THUẬN KHÍ HẬU GLASGOW

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) khai mạc tại thành phố Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh) ngày 1-11-2021. Giữa lúc đại dịch covid - 19 đang diễn biến nghiêm trọng, nhưng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hàng nghìn học giả, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội từ nhiều quốc gia đã đến dự Hội nghị. Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Anh Boris Johnson, đại diện cho nước chủ nhà nhấn mạnh: “Nếu COP26 thất bại, nền văn minh nhân loại sẽ sụp đổ như đế chế La Mã”. Sau hai tuần diễn ra đàm phán căng thẳng tại Hội nghị, 197 nước đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, với nội dung cơ bản:

- Để hạn chế tăng nhiệt độ trái đất thêm 1,5 độ C và tránh tác động xấu nhất của quá trình đó, thế giới cần cắt giảm mạnh khí thải, gồm mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050.

- Năng lượng từ than mà khi đốt không có công nghệ giữ lại CO2, gọi là “unabated coal power” cần được giảm dần (phase down).

- Thừa nhận nhu cầu chuyển đổi có hỗ trợ - theo yêu cầu của các nước đang phát triển, vì họ cần năng lượng để phát triển kinh tế.

- Sang năm 2022, các nước phải “xem lại, làm mạnh hơn” mục tiêu cắt CO2 vào năm 2030.

- Các quốc gia phát triển phải tăng ít nhất là gấp đôi quỹ trợ giúp các nước đang phát triển để họ ứng phó với biến đổi khí hậu, từ mức độ cam kết của năm 2019, tới năm 2025

1 nhận xét: