Những ngày qua, đồng bào cả nước hướng về mảnh đất
khúc ruột miền Trung, nơi đã có hàng chục quân nhân ngã xuống khi đi làm nhiệm
vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai-một nhiệm vụ chiến
đấu thời bình của quân đội.
Vậy mà lại xuất hiện những kẻ táng tận lương tâm, vong
ơn bội nghĩa cất lên những luận điệu, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, bịa đặt,
xúc phạm tới danh dự và sự hy sinh cao quý của những người lính. Đó là điều
không thể chấp nhận, cần phải nghiêm trị, không để tái diễn việc cố tình xuyên
tạc, xúc phạm sự hy sinh cao cả và làm tổn thương hình ảnh cao quý Bộ đội Cụ Hồ!
Đó là những kẻ trong liên minh ma quỷ “nhà dân chủ”,
KOLS, “nhà báo công dân”, những kẻ mà nhiều năm nay thường xuyên dùng mạng xã hội
xuyên tạc tình hình đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước và lần này là Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Trên trang cá nhân của Trương Châu Hữu Danh, một thành
viên của nhóm "Báo sạch" đăng dòng trạng thái chia sẻ có vẻ như xót
thương, tưởng nhớ 13 cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Thế nhưng
bên dưới bài viết lại có rất nhiều bình luận xuyên tạc. Bọn họ trắng trợn
bịa đặt rằng đoàn cán bộ đi công tác vào thủy điện Rào Trăng không phải vì cứu
dân mà vì “có cổ phần trong nhà máy thủy điện”. Thông tin này được các Facebook
Bùi Văn Thuận, Người buôn gió và trang Facebook mang tên Lê Hoài Anh, xưng là một
nữ doanh nhân đã chia sẻ, tán phát nhằm xúc phạm, bôi nhọ sự hy sinh
của một vị tướng quân đội.
Có kẻ là giảng viên đại học phán xét rằng, việc các
thiếu tướng, đại tá đi cứu hộ, cứu nạn là không cần thiết, nên để cho chiến sĩ.
Chúng xúc phạm sự hy sinh cao cả của các cán bộ, chiến sĩ khi đưa ra luận
điệu: Cứ mặc định người của quân đội, công an chết thì thành liệt sĩ còn người
dân chết khi lũ lụt, hạn hán thì không ai thương.
Tổ chức khủng bố Việt Tân nhân sự việc này thổi phồng
rằng lũ lụt, thiên tai là do lỗi của Đảng. Chúng kích động, bịa đặt rằng lãnh đạo
Đảng, Nhà nước không quan tâm đến người dân khốn khổ vì bão lụt, chỉ lo đại hội
Đảng...
Theo cơ quan chức năng, có dấu hiệu cho thấy các đối
tượng thù địch, cơ hội chính trị đã lợi dụng vấn đề bão lũ ở miền Trung để
xuyên tạc, nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước
trong phòng, chống thiên tai, vai trò của quân đội trong tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Tuy nhiên, những luận điệu xuyên tạc, mượn cả máu
xương và sự hy sinh của những người lính xả thân vì dân, vì nước đã khiến dư luận
bất bình. Ngay cả khi Trương Châu Hữu Danh cho hiển thị hàng trăm bình luận xấu,
vẫn có nhiều ý kiến chân chính phản bác: “Các ông có là con người không
khi bình phẩm những người đã chết, họ cho dù thuộc cộng sản, tư bản, vô thần
hay có đạo? Một người tử tế luôn tôn trọng những người đã khuất, đó là đạo lý của
con người, của sự nhân văn”.
Những hiện tượng đáng buồn nêu trên khiến chúng ta nhớ
đến một câu chuyện cách đây gần 5 năm. Vào năm 2016, khi 9 cán bộ, sĩ quan, chiến
sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn phi công
và máy bay chiến đấu Su-30MK, người dân cả nước nóng lòng dõi theo từng dòng
tin về các anh thì một nhà báo đã dùng mạng xã hội tạo một cuộc thăm dò dư luận
với cách đặt câu hỏi "Vì sao CASA tan xác?" cùng với các giả thuyết
mang tính suy diễn khiến dư luận rất bất bình, như máy bay "tan xác",
"bị bắn", "không loại trừ bị bắn vỡ" hay "máy bay chất
lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật"...
Hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây
tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến
sĩ gặp nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ, làm tổn hại đến chính uy tín của những
người làm báo. Nhà báo trên sau đó đã bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo.
Cách đây vài tháng, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP Đà Nẵng đã triệu tập, điều tra và xử phạt nặng một thanh niên đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự hình ảnh lực lượng Công an nhân dân và đăng tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đối tượng này đã viết những lời xuyên tạc sự hy sinh của hai chiến sĩ Công an quận Sơn Trà trong vụ truy bắt nhóm cướp giật, đua xe là “cái chết thảm”, “chết như dàn cảnh”... Cho dù đối tượng ban đầu không thừa nhận, quanh co cho rằng tài khoản Facebook bị hack, có người khác chiếm quyền sử dụng... nhưng sau đó, qua đấu tranh đã phải thừa nhận hành vi sai trái và bị xử lý.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóaHiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa