Người tin theo các tà đạo thuộc nhiều thành phần như: Trí
thức, cán bộ, viên chức và công nhân, nông dân, nhưng chủ yếu là người nghèo,
có trình độ dân trí thấp; họ bị số đối tượng cầm đầu lợi dụng, lừa mị, lôi kéo
tham gia. Các đối tượng sáng lập, cầm đầu và cốt cán thường là những chức sắc,
chức việc và tín đồ có uy tín trong tôn giáo, dân tộc, thậm chí cả số đối tượng
bất mãn, cơ hội chính trị. Mục đích chính của việc hình thành và phát triển tà
đạo là nhằm mục đích trục lợi cá nhân thông qua sự giúp đỡ, đóng góp tiền của,
công sức của những người tin theo tà đạo. Số đối tượng cầm đầu thường triệt để
lợi dụng những vấn đề bức xúc, khó khăn mà người dân không tự giải quyết được
để tác động, lôi kéo họ dựa vào niềm tin tâm linh nhằm giải thoát những vướng
mắc về tâm lý và tư tưởng đang nảy sinh. Hoạt động của các tà đạo chủ yếu nhằm
thực hành các hoạt động mê tín dị đoan, thực hành tín ngưỡng phản khoa học, phi
đạo đức và văn hóa nhằm thu lợi bất chính, như yêu cầu người tin theo phải đóng
góp tiền của, công sức xây dựng mới hay tu sửa nơi thờ tự, phục vụ hoạt động
duy trì và phát triển tổ chức của các đối tượng cầm đầu, cốt cán. Riêng đối với
một số tà đạo như: Tin lành Đề Ga, Hà Mòn… các đối tượng cầm đầu, cốt cán thu
hút, lôi kéo người tham gia tổ chức nhằm chống phá chính quyền, cản trở việc
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xâm phạm ANCT-TTATXH tại
địa phương.
Để nắm giữ niềm tin của những người tham gia, đồng thời ép buộc hoặc tiếp tục thu hút những người khác trong gia đình họ phải đi theo tà đạo, số cầm đầu, cốt cán của các tà đạo thường yêu cầu và buộc số người tin theo không được tiếp xúc và quan hệ với người khác niềm tin; không tham gia các sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng; không thực hiện phong tục tập quán và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, đồng thời phủ nhận các tôn giáo chính thống, kể cả tôn giáo đó là nguồn gốc của mình để tin và trung thành với tổ chức tà đạo; không chấp hành pháp luật hay tham gia các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Một số tà đạo mang màu sắc chính trị như: Tin lành Đề Ga”, Hà Mòn, Thanh Hải Vô Thượng sư..., số đối tượng cầm đầu, cốt cán ráo riết kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, phân biệt, chia rẽ người Kinh với người dân tộc nhằm thu hút người dân để thực hiện mưu đồ ly khai, tự trị ở các vùng dân tộc, hình thành tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; điển hình như vụ biểu tình, bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004 do Tin lành Đề Ga tổ chức. Ở một số nơi, số đối tượng cầm đầu các tà đạo như: Thanh Hải Vô Thượng sư, Hà Mòn… còn vu cáo chính quyền vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tìm cách khoét sâu hoặc phóng đại những hạn chế, thiếu sót của chính quyền và cán bộ, đảng viên trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền; tạo cớ cho bên ngoài can thiệp, chống phá Nhà nước Việt Nam. Có thể khẳng định, các tà đạo đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, tuyên truyền mê tín dị đoan, kích động tâm lý hoang mang, dao động trong quần chúng nhân dân, làm phức tạp tình hình chính trị tại địa phương, truyền bá những đức tin phản khoa học, phản văn hóa và chuẩn mực chung về đạo đức, lối sống. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các tà đạo, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai nhằm chống phá Việt Nam.
Chúng ta không nên nghe theo lời dụ dỗ tham gia các tà đạo; bởi nếu vào đó sẽ không có đường ra
Trả lờiXóaThông qua hoạt động của các tà đạo, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai nhằm chống phá Việt Nam
Trả lờiXóa