Ở nước ta, chủ nghĩa yêu nước có
trước chủ nghĩa cộng sản, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân,
lòng dân có trước ý Đảng. Đúc kết của Hồ Chí Minh: sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 cho thấy chính Nhân dân là người sinh thành
ra Đảng. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã mang trong mình yếu tố dân tộc, bám rễ sâu
trong lòng dân tộc. Cứ thế, Nhân dân luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành
với Đảng, tạo nên ý Đảng - lòng dân suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam
từ khi có Đảng.
Kế thừa và phát huy các giá trị tinh
thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh là người Việt Nam đầu tiên nhận thức và đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí,
sức mạnh của Nhân dân với một chất lượng khoa học và cách mạng cao. Người nhắc
nhở cán bộ, đảng viên “chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất
tốt”. Dân rất tốt là một chân lý, vì tuy đã bao
đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại
kinh qua nhiều năm chiến tranh, nhưng Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng
hái, cần cù. Người còn khẳng định dân chúng khôn khéo; trí tuệ và sáng kiến của
quần chúng là vô cùng tận; “nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến
thông minh, có thể giúp cho các chú tiến bộ hơn… Công tác gì muốn làm tốt đều
phải coi trọng ý kiến của nhân dân”.
Từ những hiểu biết đúng đắn, toàn
diện về dân như vậy, Hồ Chí Minh khẳng định “dân là gốc”. Người nói: “Nước lấy
dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Gốc là tài dân,
lực lượng dân, của dân, lòng dân, quyền dân, lòng tin của dân. Nói về tài trí
dân, Người khẳng định “dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản
đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ
mãi không ra”. Nói về lực lượng Nhân
dân, Hồ Chí Minh khẳng định “trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của nhân dân”. Người chỉ rõ: “Chúng ta biết rằng: lực lượng của dân chúng
nhiều vô cùng. Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực
lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì việc
gì làm cũng không xong”. “Khi nhân
dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít,
giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Người thường nhắc lại câu nói của Nhân dân
Quảng Bình: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Nói về lòng dân, Hồ Chí Minh đúc kết: “Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả.
Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác”, “được lòng dân, thì việc gì cũng làm được.
Trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi”.
Xuất phát từ chỗ gắn bó mật thiết
với Nhân dân, sống giữa lòng dân, Hồ Chí Minh thấu hiểu đời sống, tình hình,
tâm lý, tâm tư, nguyện vọng Nhân dân. Người nói dân chúng nhiều tai mắt, cái gì
cũng nghe cũng thấy; dân chúng so sánh đúng, giải quyết đúng, gọn gàng, hợp lý,
công minh, “biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết”.
Như vậy, tư tưởng “dân là gốc” cần
được hiểu trên mấy lát cắt: Một là, dân chúng
chứa đựng một xung lực mạnh mẽ vô cùng tận, cả tài, sức, quyền, trí, lòng
dân; Hai là, Nhân dân được hưởng tất cả lợi ích vật chất và
tinh thần; Ba là, dân chúng có trách nhiệm
trong cách mạng, kháng chiến, đổi mới, xây dựng đất nước; Bốn là, không chỉ nước, mà Đảng cũng phải lấy dân làm
gốc, do dân tổ chức nên.
Trong mọi công việc, Đảng, Nhà nước
đã xác định “dân là gốc” thì “đừng có làm điều gì trái ý dân”, “Ý dân là ý
trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt
bại”. Dân là chủ, là gốc, thì Đảng, Chính phủ,
cán bộ, đảng viên phải phục vụ Nhân dân, học hỏi Nhân dân, “Chế độ ta là chế độ
dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả
các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp
nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”.
Khẳng định Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo không có
nghĩa là “ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống các địa phương kiểm
tra công tác”, mà “lãnh đạo là làm đày
tớ nhân dân và phải làm cho tốt”. Bằng
cách cắt nghĩa đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần
chúng mà phải làm đày tớ cho quần chúng… Xa quần chúng là hỏng, cần phải nhớ
nhiệm vụ của Đảng là làm đầy tớ cho quần chúng”.
Làm “đầy tớ nhân dân” với ý nghĩa
cao đẹp nhất là phục vụ Nhân dân, học hỏi Nhân dân, đem lại hạnh phúc cho Nhân
dân, làm cho Nhân dân hài lòng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Không học hỏi nhân dân thì
không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới
làm được thầy học dân”.
Một cách tiếp cận khác mang tính nguyên tắc thể hiện chiều sâu và bề rộng của nội hàm “dân là gốc”, cho thấy Đảng và Nhà nước khi đã xác định “lấy dân làm gốc” thì phải hoàn thành trách nhiệm, bổn phận với dân không chỉ là vấn đề lợi ích mà sâu xa hơn là tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, bàn bạc với dân, học hỏi dân, gương mẫu và tự phê bình trước dân.
Mọi người dân Việt Nam luôn nhớ công lao trời bể của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vì vậy mỗi người dân; nhất là cán bộ, Đảng viên phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người.
Trả lờiXóaTư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa