- Là “nhà văn hóa lớn kiệt xuất trên thế giới”, qua
nghiên cứu, tích lũy trong cuộc đời bôn ba khắp 4 phương trời, ngay từ năm
1943, trong những trang cuối của cuốn Nhật ký trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có một định nghĩa đầy đủ về văn hóa. Người viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". Điều thú
vị là định nghĩa văn hóa của UNESCO mãi sau này mới có, có nội dung cơ bản giống
như định nghĩa văn hóa do Hồ Chí Minh nêu ra từ năm 1943.
Trong những bài viết trước cách mạng Tháng Tám, Người
đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của nền văn hóa Việt Nam là “dân tộc,
khoa học, đại chúng”, bao quát cả truyền thống và cách mạng của nền văn hóa mới.
- Khi trở thành lãnh tụ, lãnh đạo đất nước, Người nhấn mạnh: Văn hóa là một trong 4 lĩnh vực luôn luôn phải quan tâm thực hiện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”; Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; “Văn hóa soi đường quốc dân đi”. Yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của dân tộc Việt Nam và của nền văn hoá Việt Nam. Với các lĩnh vực hoạt động của văn hóa, Người coi "văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị"; “văn hóa là một mặt trận và anh chị em văn nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy”.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóaMọi việc làm của Bác Hồ đều vì dân, vì nước; chúng ta phải tích cực học tập và làm theo
Trả lờiXóa