Có thể thấy, kể từ khi ra đời tới nay, Quốc hội ta đã hoàn
thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh của mình đối với đất nước, với dân tộc. Trong
những năm gần đây, hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới, ngày càng thể hiện
rõ tính dân chủ và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Tất cả các vấn đề lớn
thuộc mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại,... của đất nước đều được Quốc hội thảo luận và quyết
nghị. Với tính chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, vì vậy, tất cả chủ
trương, đường lối của Đảng muốn đi vào đời sống, để toàn dân nghiêm túc thực
hiện thì đều phải được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật.
Vai trò quan trọng của Quốc hội thể hiện qua việc các chương
trình, kế hoạch quan trọng là “xương sống” hoạt động của Nhà nước như kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, các kế hoạch
đầu tư công... phải được Quốc hội thông qua mới có thể triển khai thực hiện.
Công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội được thực hiện theo
những quy trình rất chặt chẽ, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, phù
hợp với tình hình thực tế của đất nước. Quốc hội làm việc theo chế độ nghị
trường và quyết định theo đa số. Các dự án luật muốn trình ra Quốc hội cho ý
kiến, xem xét, thông qua thì cơ quan soạn thảo trình Chính phủ cho ý kiến, rồi
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình ra Quốc
hội, nếu không đạt phải tiếp tục chỉnh sửa. Khi dự án luật trình ra Quốc hội,
cùng với tờ trình của Chính phủ thì phải kèm theo báo cáo thẩm tra của cơ quan
thuộc Quốc hội. Sau đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến trên tinh thần dân chủ, công
khai, theo quy trình thảo luận ở tổ, rồi thảo luận tại hội trường, được cơ quan
báo chí truyền thông phản ảnh minh bạch. Để tăng tốc độ xây dựng pháp luật, đáp
ứng yêu cầu thực tiễn, thông thường một dự án luật được Quốc hội cho ý kiến và
thông qua trong 2 kỳ họp. Tuy nhiên, với những dự án luật quan trọng, nhạy cảm
thì Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến trong 3 kỳ họp. Có những dự án luật
phải được chỉnh sửa nhiều lần mới hoàn chỉnh để được Quốc hội thông qua. Điều
này cho thấy, vai trò lập pháp của Quốc hội là rất rõ ràng, và ý kiến của các
đại biểu Quốc hội là rất quan trọng.
Không khí dân chủ, cởi mở của Quốc hội, vai trò của các đại
biểu Quốc hội càng được thể hiện rõ trong các phiên chất vấn và trả lời chất
vấn. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán
Nhà nước. Người được chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại
phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;
trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép trả
lời bằng văn bản.
Các nội dung bàn về kinh tế-xã hội, và đặc biệt là các phiên
chất vấn trong những kỳ họp của Quốc hội khóa XIV ngày càng sôi nổi, được phát
thanh-truyền hình trực tiếp, thu hút sự quan tâm theo dõi, đánh giá, góp ý của
cử tri và nhân dân cả nước. Việc tranh luận được khuyến khích khiến vấn đề chất
vấn được làm rõ ràng hơn, nhất là các mặt hạn chế, trách nhiệm cán bộ và nêu rõ
giải pháp. Sau phiên chất vấn, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về nội dung này, từ đó
có cơ sở để theo dõi vấn đề đã được đặt ra và giám sát lời hứa hẹn của những
người trả lời chất vấn. Việc Quốc hội tăng cường hoạt động chất vấn, khiến cho
những người giữ các chức danh mà Quốc hội bầu, phê chuẩn luôn phải nỗ lực thể
hiện rõ trách nhiệm của mình, không thể lơ là.
Một hoạt động cũng thể hiện vai trò, vị thế của Quốc hội, đó
là hoạt động lấy phiếu tín nhiệm. Qua 3 lần lấy phiếu tín nhiệm của hai nhiệm
kỳ Quốc hội khóa XIII và khóa XIV, hoạt động này đã cho thấy hiệu quả trong
việc thúc đẩy những người giữ chức danh được lấy phiếu tín nhiệm phải tìm các
giải pháp để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành bộ, ngành, cơ quan mà mình
phụ trách. Vì vậy, có những vị bộ trưởng, trưởng ngành rất buồn khi có nhiều
phiếu tín nhiệm thấp, nhưng chính sự đánh giá đó là cơ hội để họ nhìn lại mình,
biến thành động lực vươn lên, khắc phục những điểm còn hạn chế, hoàn thành
nhiệm vụ tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước. Thực tế, ở
lần lấy phiếu tín nhiệm sau, đại đa số các vị bộ trưởng, trưởng ngành nói trên đều
có số phiếu tín nhiệm cao hơn hẳn lần trước đó.
Các chương trình giám sát của Quốc hội cũng thể hiện rõ hiệu
quả. Cùng với những nội dung giám sát thường xuyên như về kết quả thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước... thời gian qua, Quốc
hội đã chọn những vấn đề “nóng” nhất, được cử tri và nhân dân quan tâm nhất để
tiến hành giám sát tối cao. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ chín vừa qua, Quốc hội đã
thực hiện giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng,
chống xâm hại trẻ em” khi trong xã hội xuất hiện những vụ xâm hại trẻ em gây
bức xúc dư luận.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, cùng với việc quyết liệt
đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực trong bộ máy hành chính Nhà nước nói
chung, Quốc hội cũng rất quyết liệt chống tiêu cực trong đội ngũ của mình. Quốc
hội khóa XIV ghi nhận số đại biểu Quốc hội phải rời vị trí khi chưa hết nhiệm
kỳ, có lẽ ở mức độ kỷ lục. Có những trường hợp không được công nhận tư cách đại
biểu Quốc hội do vi phạm pháp luật như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Thị Nguyệt
Hường; có những trường hợp bị mất quyền đại biểu Quốc hội vì vi phạm pháp luật,
như Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh, Châu Thị Thu Nga; một số trường hợp vì vi
phạm kỷ luật Đảng đã bị miễn nhiệm, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như Lê
Đình Nhường, Võ Kim Cự, Phan Thị Mỹ Thanh, Hồ Văn Năm. Có thể nói, việc gương
mẫu xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của các đại biểu Quốc hội,
cho thấy hiệu lực của Quốc hội không chỉ từ vai trò, chức năng theo quy định
của Hiến pháp, pháp luật mà còn từ phẩm chất, tư cách và năng lực hoạt động của
các đại biểu Quốc hội.
Qua các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc
hội, đại đa số cử tri và nhân dân đều vui mừng vì hiệu quả hoạt động, uy tín
của Quốc hội ngày càng được nâng cao, Quốc hội ngày càng thể hiện tốt vai trò
đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Điều đó đã tăng cường niềm tin
của cử tri và nhân dân đối với Quốc hội. Mỗi kỳ họp Quốc hội luôn là sự kiện
chính trị-xã hội được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi. Bởi cử
tri tin tưởng rằng, những nguyện vọng, ý kiến tâm huyết của mình luôn được Quốc
hội, các đại biểu Quốc hội trân trọng, lắng nghe, bàn thảo nghiêm túc và từ đó
cho ra những quyết sách đúng đắn, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất
nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tế đó là minh chứng bác bỏ đanh thép đối với những luận
điệu của những đối tượng có âm mưu đen tối, cố tình xuyên tạc rằng “Quốc hội
không có vai trò thực chất, chỉ quyết nghị theo chỉ đạo của Đảng, chỉ mang tính
hình thức, người dân thì quay lưng, ngoảnh mặt với hoạt động của Quốc hội”.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vì lợi ích của nhân dân, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng luôn vì lợi ích của nhân dân! Điều đó không chỉ đúng và biện chứng về mặt lý luận, mà luôn được chứng minh rõ ràng trong thực tế, không ai có thể phủ nhận!
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Trả lờiXóaMọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động và các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Trả lờiXóa