- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quan trọng
của phát triển kinh tế ngay sau Cách mạng Tháng Tám qua câu nói: “Độc lập mà
dân vẫn đói khổ thì độc lập cũng chẳng để làm gì”. Đó là sự diễn đạt mới về mục
đích, nhiệm vụ phát triển kinh tế là đảm bảo và không ngừng cải thiện, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Xuất phát từ đặc điểm của thời quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, khi mức sống của nhân dân còn rất thấp và con
người là lực lượng sản xuất chủ yếu nhất, Người chủ trương: “Phát triển kinh tế
đến đâu, cải thiện đời sống nhân dân đến đấy”.
- Trong bối cảnh cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung đang được đề cao và thực hiện phổ biến, đồng loạt ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. Người viết: “Nền kinh tế Việt Nam tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân; sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ; tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”. “Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau: A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân). B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội). C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghiệp (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội). D- Tư bản của tư nhân. E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh). Nói về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, Người đã sớm nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế quá độ, khi viết: “Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”.
- Điểm sáng tạo trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là sự nhấn mạnh về tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm. Người coi “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”. Điểm nổi bật là tư tưởng của Người về chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong nền kinh tế, coi đó là những “giặc nội xâm”, đồng minh với giặc ngoại xâm.
Điểm sáng tạo trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là sự nhấn mạnh về tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm
Trả lờiXóaTư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa