Từ lâu nhân dân Việt
Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã
chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách thật
sự, liên tục và hoà bình. Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép
rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa
từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam. Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ
Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời
chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam: "giữa biển có một bãi
cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "Họ Nguyễn 2 mỗi năm vào tháng cuối
mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc,
tiền tệ, súng đạn".
Các thuyền ngoại
phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy
người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang
lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì
đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tầu, như
là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi,
vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo,
đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc
vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định,
cũng có khi về người không.
Các sách khác thời
Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí
(1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876) cũng mô tả Hoàng Sa một cách tương
tự. Do đặc điểm của Hoàng Sa và Trường Sa là có nhiều hải sản quý lại có nhiều
hoá vật của tàu bị đắm như trên đã nói, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ lâu đã
tổ chức việc khai thác hai quần đảo đó với tư cách một quốc gia làm chủ. Nhiều
sách lịch sử và địa lý cổ của Việt Nam đã nói rõ tổ chức, phương thức hoạt động
của các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ làm việc khai thác đó. Kế tiếp các chúa Nguyễn,
nhà Tây Sơn phải liên tiếp đối phó với sự xâm lược của nhà Thanh và của Xiêm,
tuy vậy vẫn luôn luôn quan tâm đến việc duy trì và sử dụng các đội Hoàng Sa.
Nghĩa là thời Tây Sơn, Nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức việc thai thác Hoàng Sa với
ý thức thực hiện chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.
Từ khi nắm chính
quyền năm 1802 đến khi ký với Pháp Hiệp ước 1884, các vua nhà Nguyễn ra sức củng
cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng
Sa, sau được tăng cường thêm đội Bắc Hải, được duy trì và hoạt động liên tục từ
thời các chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786- 1802) và nhà Nguyễn
(1802-1945).
Như vậy qua các
sách lịch sử, địa lý cổ của Việt Nam cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải,
giáo sĩ Phương Tây nói trên từ lâu và liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều
đại này đến triều đại khác Nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Sự có mặt đều đặn của các đội Hoàng Sa do Nhà nước thành lập trên
hai quần đảo đó mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để 24 hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà
nước giao tự nó đã là một bằng chứng đanh thép về việc Nhà nước Việt Nam thực
hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó.
Việc chiếm hữu và
khai thác đó của Nhà nước Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một
quốc gia nào khác; điều đó càng chứng tỏ từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam.
1. Từ lâu, Nhà nước
Việt Nam đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà
các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
2. Từ thế kỷ XVII
đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thật sự,
liên tục và hoà bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
3. Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Trả lờiXóa