Thực chất, tham nhũng là hiện tượng xã hội đã xuất hiện
sớm trong lịch sử loài người, nó tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau,
gắn liền với nhà nước và quyền lực. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền
lực chính trị và quyền lực kinh tế và cho dù chế độ chính trị nào, chủ nghĩa xã
hội hay tư bản chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm
quyền thì vẫn có nạn tham nhũng. Một số ví dụ điển hình về tham nhũng ở các nước
có chế độ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị như: Vụ Watergate - vụ bê bối về
quyền lực chính trị để trục lợi từ 1972 - 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn.
Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất ngày 9/8/1974, Tổng thống Mỹ Richard Nixơn
buộc phải từ chức, đây là Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ
phải từ chức khi đang là Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.
Tổng thống Philippines Joseph Estrad (1998 - 2001) phạm
tội tham nhũng phải ngồi tù chung thân; Thủ tướng Ukraine (1996 - 1997) Pavlo
Lazarenko đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu
USD/ngày trong thời gian làm Tổng thống) phải bỏ trốn sang Hoa Kỳ; Tổng thống
Hàn Quốc Park Geun - hye bị Quốc hội Hàn Quốc phế truất vào tháng 12/2016 do bị
buộc tội tham nhũng, dính líu đến vụ bê bối chính trị dùng quan hệ cá nhân để
tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính…
Tham nhũng là một vấn đề nan giải, một căn bệnh nhức
nhối với những biến dạng rất phức tạp, đang hoành hành trên nhiều lĩnh vực, gây
ra những hậu quả tiêu cực ở các quốc gia với chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, đấu
tranh bài trừ tham nhũng được các nước rất quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình
thức, biện pháp, trên nhiều phương diện như pháp luật, hành chính, chính trị,
kinh tế, đạo đức, văn hóa, lối sống… Trung Quốc ban hành các văn bản quy định về
giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong cán bộ Đảng và Nhà nước.
Trong khi đó, Luật Chống tham nhũng (năm 1989) của Singapore cho phép tòa án tịch thu tài sản của công chức nếu họ không giải thích được nguồn gốc tài sản đó. Thái Lan yêu cầu các cơ quan chức năng phải xem xét tất cả đơn thư tố giác của người dân về tham nhũng, dù có ký tên hay không ký tên. Một số nước như Colombia, Brazil… còn thiết lập các đường dây nóng để thu nhận tin tức về tội phạm nói chung và tham nhũng nói riêng.
Công tác chống tham nhũng phải triệt để và giải quyết tận gốc
Trả lờiXóa