V. I.Lênin đã
nói, ở các nước tư bản phát triên, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác với phong trào công nhân.Còn ở Việt Nam, trong
điều kiện một nước nông nghiệp, thuộc địa, nửa phong kiến, công nghiệp chưa
phát triển, vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam đã
ra đời, nhưng còn rất nhỏ bé (theo Nguyễn Ái Quốc, vào khoảng 2% dân số), làm
thế nào để xây dựng một chính đảng thực sự của giai cấp công nhân?
Bằng kinh nghiệm
đã qua của bản thân mình: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin,
Nguyễn Ái Quốc đã đi đến một sáng tạo lớn: đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong
trào công nhân và phong trào yêu nước để từng bước đi đến thành lập Đảng. Ở Quảng
Châu, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những thanh niên yêu nước, giàu nhiệt huyết, có
chí khí cách mạng…; mở các lớp huấn luyện chính trị, trang bị cho họ những kiến
thức cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, về lịch sử phong trào cách mạng thế
giới, về đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam,… rồi đưa họ về nước, đi
vào phong trào công nhân, thực hiện “vô sản hóa” về tư tưởng và nếp sống, vừa tự
rèn luyện trong thực tế, vừa tuyên truyền, giác ngộ quần chúng lên đấu tranh.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện được
sứ mệnh là người gieo những hạt giống của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội
trên mảnh đất của chủ nghĩa yêu nước đã được chuẩn bị sẵn.
Chỉ trong thời
gian ngắn từ những năm 1929, đến đầu 1930 đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản, dù
họ có tranh luận, chỉ trích nhau gay gắt nhưng với sự xuất hiện kịp thời của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất lại thành một đảng duy nhất. Nguyễn Ái Quốc
tìm ra con đường kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước dẫn đến việc thành lập Đảng ta là một cống hiến lịch sử, một sáng
tạo độc đáo, có giá trị đóng góp vào lý luận xây dựng chính đảng giai cấp công
nhân ở những nước thuộc địa và phụ thuộc có hoàn cảnh tương tự như nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét