Từ năm 1986, đời sống kinh
tế của các dân tộc thiểu số có những đổi thay quan trọng trên những vấn đề sau:
Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
từng bước được hình thành và xác lập ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số.
Đảng, Nhà nước Việt Nam đã
quan tâm lớn đến xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế vùng miền núi dân tộc; khuyến khích
đầu tư phát triển hạ tầng; xây dựng các cơ sở công nghiệp, các công trình thủy
điện, điện lưới. Mạng lưới đường giao thông ngày càng phát triển. Hệ thống thủy
lợi được kiên cố hóa, nâng cấp và xây dựng mới. Nhà nước quy hoạch, xây dựng
mạng lưới thông tin bưu điện ở các vùng, miền để phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội.
Cơ cấu kinh tế lạc hậu ở
vùng miền núi dân tộc trước đây đã chuyển dịch sang đa dạng hóa nhằm phát huy
thế mạnh và tiềm năng kinh tế của các tộc người, phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, từng tộc người. Cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhiều thay đổi đa dạng, hình
thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng chăn nuôi. Sản xuất lâm nghiệp chuyển
biến tích cực theo hướng phát triển kinh tế rừng, trồng rừng, khoanh nuôi, chăm
sóc bảo vệ rừng. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên, giảm dần tỷ trọng
nông, lâm nghiệp. Nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục, phát
triển.
Nhà nước xác định quyền
làm chủ đất đai gắn với môi trường sống của các tộc người thông qua giao đất
giao rừng; đẩy mạnh công tác định canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và
phân bố lại lao động.
Khoa học kỹ thuật được
ứng dụng vào đời sống kinh tế các tộc người thông qua khuyến nông, khuyến lâm.
Phân phối lưu thông và trao đổi thương mại có những bước đổi mới và phát triển.
Địa bàn miền núi dân tộc
đã, đang thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực. Vùng biên giới
đã hình thành các khu kinh tế cửa khẩu quan trọng. Đảng, Nhà nước ta đã quan
tâm xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, gắn phát triển kinh tế với quốc phòng
- an ninh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét