Bản chất của dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là khác nhau. Dân chủ tư sản là một trong những
hình thức chính trị của nhà nước tư sản. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong
những hình thức chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ chính bản
chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cơ sở kinh tế của dân chủ tư sản là những
điều kiện tiên quyết của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình
phát triển do bản chất giai cấp, dần dần tính chất tiến bộ của nền dân chủ tư
sản đã bị biến dạng. Từ chỗ quan hệ bình đẳng của công dân trước pháp luật đã
thay bằng quan hệ áp bức và bất công, các phúc lợi tự do cá nhân, phần lớn rơi
vào lớp người khá giả, giới thượng lưu. Còn những người làm thuê, nhân dân lao
động lại ít được hưởng quyền tự do dân chủ thật sự. Ngay cả vấn đề thông tin
đại chúng, nhà nước tư bản vẫn rêu rao là tự do, kỳ thực, nó được sử dụng chủ
yếu vì lợi ích của những tổ chức độc quyền tư bản lớn. Nhiều nhà tư bản lớn ở
phương Tây đã mua các báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, hãng phim
và những phương tiện tuyên truyền khác để thao túng, uốn nắn dư luận xã hội
theo ý đồ riêng của mình. Đó là thực chất của chế độ dân chủ tư sản hiện đại.
Còn trào lưu xã hội dân chủ vẫn rêu rao là đại diện cho phong trào công nhân
quốc tế ngày nay, thực chất là thứ chủ nghĩa xã hội dân chủ cải lương (theo con
đường tiến hóa). Nét thể hiện của kiểu dân chủ này là xu hướng thay thế đấu
tranh giai cấp bằng hợp tác giai cấp, quan niệm về tính chất "siêu giai
cấp" của nhà nước và của dân chủ, quan niệm về chủ nghĩa xã hội như là một
phạm trù đạo đức. Lý thuyết này, những người xã hội dân chủ đã áp dụng vào việc
quản lý xã hội tại nhiều nước ở phương Tây. Có được khả năng điều khiển bộ máy
nhà nước, các vị thủ lĩnh của các đảng xã hội - dân chủ tự cho mình là thầy
thuốc bên giường bệnh của chủ nghĩa tư bản. Nhiều đảng xã hội - dân chủ chuyển
sang hệ tư tưởng chiết trung, "đa nguyên" và tuyên bố chủ nghĩa xã
hội dân chủ là cương lĩnh tư tưởng của họ. Trong thực tế, một số đảng xã
hội-dân chủ đã thành đạt trong một số cải cách xã hội. Song, những cải cách ấy,
xét cho cùng, vẫn có lợi cho nhà nước tư bản nhiều hơn là lợi cho đại đa số
nhân dân nước họ. Rút cục, chính sách thích nghi vẫn lệ thuộc vào chế độ tư bản
chủ nghĩa. Những quyền lợi cơ bản về chính trị và kinh tế vẫn nằm trong tay nhà
nước tư bản. Một số đảng xã hội - dân chủ thực hiện chính sách hai mặt. Một
mặt, họ gắn với nhà nước tư bản, mặt khác, họ lại liên hệ với phong trào công
nhân, với công đoàn và các tổ chức quần chúng khác. Hiện nay, phái xã hội-dân
chủ vẫn là một lực lượng chính trị - xã hội quan trọng ở những nước tư bản chủ
nghĩa phát triển.
Tuy nhiên, trước sự phản ứng của một bộ phận trong công nhân và nông dân, nhiều đảng xã hội - dân chủ đã tính đến sự hòa dịu, ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình. Một số đảng xã hội - dân chủ tiến bộ ở châu Âu đã phản đối việc Mỹ gây chiến tranh xâm lược các nước nhỏ bé, vi phạm quyền độc lập dân tộc của họ. Một số người trong phái xã hội- dân chủ thừa nhận tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và có những quan hệ về đảng với đảng cộng sản. Một số chính khách trong cánh tả đã mạnh dạn sửa đổi cương lĩnh của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, lên án những tư tưởng cải lương, cơ hội của phái xã hội dân chủ, mặt khác, để mở rộng đường dân chủ, cũng chủ trương hợp tác với họ trên cơ sở đáp ứng lợi ích của dân tộc mình. Sự khác biệt về quan điểm nhận thức dân chủ giữa những người cộng sản và những người xã hội-dân chủ được giới hạn bởi những nguyên tắc của nó. Trượt theo bánh xe dân chủ của chủ nghĩa xã hội dân chủ sẽ dẫn đến sự phản bội những tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã dày công xây dựng và vun đắp. So với dân chủ tư sản và dân chủ của chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì dân chủ xã hội chủ nghĩa là một bước tiến mới trong tư tưởng dân chủ của xã hội loài người. Sự hình thành và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình khách quan do nhiều yếu tố xác định. Sự bình đẳng, công bằng xã hội, tự do cá nhân và quyền lực nhân dân là mục đích có tính chất lịch sử của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái cốt lõi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được xác định, đó là quyền lực của nhân dân và tất cả các công dân đều có quyền tham gia vào công việc của nhà nước.
Tuy nhiên, trước sự phản ứng của một bộ phận trong công nhân và nông dân, nhiều đảng xã hội - dân chủ đã tính đến sự hòa dịu, ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình. Một số đảng xã hội - dân chủ tiến bộ ở châu Âu đã phản đối việc Mỹ gây chiến tranh xâm lược các nước nhỏ bé, vi phạm quyền độc lập dân tộc của họ. Một số người trong phái xã hội- dân chủ thừa nhận tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và có những quan hệ về đảng với đảng cộng sản. Một số chính khách trong cánh tả đã mạnh dạn sửa đổi cương lĩnh của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, lên án những tư tưởng cải lương, cơ hội của phái xã hội dân chủ, mặt khác, để mở rộng đường dân chủ, cũng chủ trương hợp tác với họ trên cơ sở đáp ứng lợi ích của dân tộc mình. Sự khác biệt về quan điểm nhận thức dân chủ giữa những người cộng sản và những người xã hội-dân chủ được giới hạn bởi những nguyên tắc của nó. Trượt theo bánh xe dân chủ của chủ nghĩa xã hội dân chủ sẽ dẫn đến sự phản bội những tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã dày công xây dựng và vun đắp. So với dân chủ tư sản và dân chủ của chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì dân chủ xã hội chủ nghĩa là một bước tiến mới trong tư tưởng dân chủ của xã hội loài người. Sự hình thành và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình khách quan do nhiều yếu tố xác định. Sự bình đẳng, công bằng xã hội, tự do cá nhân và quyền lực nhân dân là mục đích có tính chất lịch sử của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái cốt lõi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được xác định, đó là quyền lực của nhân dân và tất cả các công dân đều có quyền tham gia vào công việc của nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét