Với yêu cầu, đòi hỏi
ngày càng cao của công tác đấu tranh tư tưởng trong tình hình mới, nhất là yêu
cầu cuộc đấu tranh tư tưởng phải ngày càng đi vào chiều sâu và mang tính hệ thống,
thì việc gia tăng số lượng, chất lượng, tần suất, cường độ xuất hiện hệ bài viết
chuyên luận lý luận chính trị trên mặt trận thông tin là yêu cầu cấp thiết hiện
nay.
Cuộc đấu tranh ý
thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là cuộc đấu tranh lâu dài,
không khoan nhượng, rất cam go, quyết liệt, mang tính sống còn. Dã tâm và bản
chất của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch không thay đổi,
song ở mỗi giai đoạn, thì thủ đoạn, phương tiện, công cụ… chống phá được chúng
biến đổi hết sức tinh vi.
Tư tưởng lý luận của
chủ nghĩa xã hội ngay từ khi ra đời đã phải đương đầu với sự phê phán, bôi nhọ,
xuyên tạc, bài bác, phủ nhận dưới nhiều hình thức khác nhau, với mọi màu sắc của
các lực lượng, các trào lưu tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa. Là bộ phận cấu thành
đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, lĩnh vực trọng yếu để xây
dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, thể hiện vai trò đi trước, mở đường
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nên lĩnh vực tư tưởng, lý luận luôn
là mũi nhọn tấn công, chống phá chủ đạo của các thế lực thù địch. Do đó, việc
giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, ngăn chặn các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa trong lòng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, thuyết phục bằng lý luận sắc bén và thực tiễn sinh động từ thành quả của
công cuộc đổi mới, có vai trò quyết định sự thắng lợi trong đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Đặc biệt, trong kỷ
nguyên số hiện nay, không gian mạng ngày càng trở thành mặt trận chính trong cuộc
đấu tranh ý thức hệ. Các thế lực thù địch lợi dụng triệt để những đặc tính vốn
là ưu thế nổi trội của các phương tiện truyền thông xã hội, trên môi trường mạng,
như đặc điểm về cơ chế đa giao tiếp và liên kết vô hướng; môi trường tự do
thông tin (tính mở) và thông tin khó kiểm soát, tính nặc danh và tính đa dạng của
người dùng; sự đồng đẳng giữa nguồn phát (source) và người nhận (receiver); khả
năng số hóa thông tin, tính đa phương tiện và đa tiện ích…, biến thành công cụ
đắc lực chống phá ta, tấn công trực tiếp vào những vấn đề mang tính nguyên tắc
then chốt, luận điểm cơ bản nhất thuộc hệ tư tưởng, lý luận của Đảng ta.
Những luận điệu
xuyên tạc, sai trái, thù địch gieo rắc, phát tán trên các nền tảng truyền thông
ít nhiều đã gây phân rã tư tưởng, bất đồng thuận trong nội bộ Đảng, trong xã hội,
xuất hiện những tư tưởng, quan điểm đánh giá trái chiều, phê phán, công kích đường
lối, quan điểm của Đảng; làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, khiến không ít
tổ chức đảng, đảng viên mất sức chiến đấu; gây mất ổn định về chính trị - xã hội,
châm ngòi cho các cuộc biểu tình, đình công, thậm chí bạo động hết sức phức tạp;
làm “nhiễu” hệ thống thông tin, giảm uy tín, vai trò định hướng của các cơ quan
báo chí chính thống…
Công tác tuyên
truyền phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch của các phần
tử cơ hội, bất mãn chính trị, cực hữu chính trị, các thế lực thù địch, phản động
trong nước và ngoài nước ngày càng được chúng ta coi trọng, với cách thức tuyên
truyền ngày càng hiệu quả, lực lượng tham gia ngày càng đông đảo, qua đó góp phần
ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời những hoạt động chống phá trên mặt trận tư tưởng.
Do tầm quan trọng của công tác đấu tranh tư tưởng, nên Đảng ta đặc biệt quan
tâm và ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận có nội dung liên quan tới vấn
đề trên; thành lập một số ban chỉ đạo trực tiếp đấu tranh. Các lực lượng chức
năng của ta ngăn chặn kịp thời nhiều đối tượng, nhiều luồng thông tin xuyên tạc,
sai trái, thù địch, trong đó có cả việc vô hiệu hóa âm mưu thực hiện chiến
tranh thông tin, lợi dụng không gian mạng để tập hợp lực lượng, tập dượt vũ
trang ảo rồi chuyển hóa thành hoạt động chống phá, bạo loạn, lật đổ thực.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, của Bộ Chính trị, về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới", từ năm 2018 đến nay, công tác đấu tranh tư tưởng có những chuyển biến tích cực. Các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí lớn, quan tâm đầu tư hệ bài viết đấu tranh tư tưởng, cùng với các lực lượng chức năng khác, đã phủ lượng lớn thông tin đấu tranh trên các sản phẩm báo chí chính thống và trên không gian mạng, góp phần phản bác đanh thép và hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kịp thời định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề chính trị quan trọng của đất nước, của Đảng ta. Tuyến bài viết trên, cùng các biện pháp kỹ thuật của cơ quan nghiệp vụ, góp phần phá thế thượng phong trước đây của những luồng thông tin xấu độc trên không gian mạng của các thế lực thù địch.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa