Từ nhiều vụ việc vi phạm pháp luật bị điều tra, xử lý, các
đối tượng đã khai, họ sử dụng trò lố để tăng lượng tương tác trên trang cá nhân
nhằm bán hàng online, kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới. Hình thức,
sản phẩm của các chiêu trò này được coi là “rác” trên không gian mạng. Thực trạng
này đã có từ lâu và đang diễn biến phức tạp, “ăn theo” đại dịch Covid-19. “Rác”
là mặt trái của đời sống xã hội trên không gian mạng, vì thế nó tồn tại và phát
triển theo dòng thời sự chủ lưu của đời sống kinh tế-xã hội. Có một nghịch lý
là những sản phẩm “rác” càng có nội dung phản cảm, càng bị dư luận lên án thì
lượng view càng cao, đối tượng càng kiếm được nhiều tiền...
Nhiệm vụ phòng chống dịch (PCD) Covid-19 càng gian nan, phức tạp thì “rác”
cũng theo đó xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đáng bàn là, những sản phẩm “rác”
này đã trở thành đề tài để các thế lực thù địch khai thác, lợi dụng, mang màu sắc
chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước và cuộc sống của nhân dân... Đơn cử, khi
một tài khoản MXH đăng tải hình ảnh, clip nhân vật mặc trang phục của ngụy quân
Sài Gòn trước năm 1975, gắn nội dung chống dịch Covid-19 vào, thuyết minh, bình
luận theo hướng tiêu cực, chống đối... lập tức các nền tảng MXH của một bộ phận
người Việt Nam có tư tưởng thù địch ở nước ngoài lấy đó làm đề tài tuyên truyền,
kích động, cổ xúy cho trào lưu chống phá Đảng. Những thông tin thất thiệt mạo danh
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... chỉ đạo chống dịch, cũng
ngay lập tức trở thành đề tài của một bộ phận truyền thông hải ngoại và các
trang mạng ở nước ngoài.
Thực tế cho thấy, khi một bài viết hay video nào đó chứa nội dung tiêu cực xuất hiện trên MXH trong nước là ngay lập tức nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và đồng loạt các trang MXH thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài lấy đó làm đề tài để cắt ghép, xuyên tạc, chống phá. Điều này dễ hiểu, bởi hầu hết các đối tượng phản động, các thế lực thù địch trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không thể tự mình có được nguồn tin. Họ phải sống “tầm gửi”, “ký sinh” vào những thông tin tiêu cực trong nước. Chính vì vậy, những bài viết, video clip có nội dung tiêu cực, sản phẩm của trò lố câu view trên MXH chính là môi trường để các thế lực thù địch lợi dụng. Không ít đối tượng, ban đầu chỉ thực hiện những hành vi vô ý thức, thích thể hiện bản thân, muốn câu like, câu view trên MXH, đã bị các thế lực phản động từ hải ngoại lôi kéo, trở thành con rối cho chúng giật dây. Được các thế lực phản động phong cho những cái danh ảo như: “Nhà nghiên cứu”, “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà phản biện”... nhiều đối tượng đã lóa mắt, mê muội, dấn sâu vào các hành động phản nước, hại dân.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa