Thời gian qua, các thế lực
thù địch, phản động và phần tử xấu ráo riết tuyên truyền, lôi kéo công nhân,
người lao động nhằm tập hợp, hình thành lực lượng chính trị đối lập dưới vỏ bọc
các tổ chức “công đoàn độc lập” ở Việt Nam; từng bước tập hợp lực lượng, xây dựng
ngọn cờ, kích động biểu tình, đình công, đòi tự do, dân chủ… Âm mưu của chúng
là nhằm hình thành lực lượng chính trị đối lập trong nội địa, tiến tới thực hiện
“cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” lật đổ Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ
chính trị tại Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu trên,
chúng công khai lộ trình gồm 4 giai đoạn: (1) Yêu cầu Việt Nam sớm ban hành Nghị
định quy định về tổ chức đại diện người lao động; (2) từng bước tác động để người
lao động thay đổi nhận thức và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình thông qua tổ
chức đại diện người lao động; (3) hình thành tổ chức “Công đoàn độc lập” để tạo
ra sự cạnh tranh với Công đoàn Việt Nam; (4) khi đa nguyên công đoàn thì Việt
Nam sẽ đa nguyên về chính trị.
Các tổ chức khủng bố, phản
động ráo riết đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền lôi kéo công nhân, người lao động
thành lập các hội, nhóm, tổ chức bất hợp pháp trên lĩnh vực lao động, công đoàn
tại các địa phương nhằm đón bắt thời cơ thành lập “Công đoàn độc lập” tại Việt
Nam. Điển hình như tổ chức khủng bố Việt Tân công khai mưu đồ thành lập các
“nghiệp đoàn độc lập” ở trong nước với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Củng cố hoạt động
“nhóm bạn công nhân” (được thành lập từ tháng 12/2019 trên không gian mạng với
mục tiêu phát hiện, lôi kéo, kết nối số công nhân, người lao động có quan điểm
chống đối đấu tranh đòi quyền lợi, làm lực lượng nòng cốt cho các “nghiệp đoàn
độc lập”). Giai đoạn 2: âm mưu thành lập tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy ra đời
“nghiệp đoàn độc lập”. Giai đoạn 3: Công khai hóa tổ chức “nghiệp đoàn độc lập”.
Những hoạt động trên đã
làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các tổ chức “công đoàn độc lập”, “nghiệp đoàn độc
lập” biến tướng ở Việt Nam. Đồng thời, cũng làm xuất hiện nguy cơ “đa nguyên
công đoàn”, gây chia rẽ, phân hóa giai cấp công nhân, đe dọa trực tiếp đến vai
trò lãnh đạo của Đảng.
Thực tế cho thấy, công
đoàn là tổ chức rất phổ biến, ở đâu có tồn tại quan hệ lao động thì ở đó có
công đoàn, không phân biệt thể chế chính trị, trình độ phát triển. Dù tên gọi,
cách thức tổ chức và hoạt động của công đoàn ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ
không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có điểm chung là đại diện cho quyền lợi của
người lao động. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quá trình hình
thành và hoạt động của hệ thống các tổ chức đại diện người lao động lành mạnh,
song hành cùng hệ thống Công đoàn Việt Nam, cùng thực hiện đồng bộ, thống nhất
chức năng, nhiệm vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, người lao
động.
Tính đến trước thời điểm làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát, Việt Nam có khoảng 14 triệu lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó có hơn 10,5 triệu đoàn viên công đoàn. Bên cạnh những kết quả tích cực, hệ thống Công đoàn Việt Nam vẫn chưa thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân, người lao động dẫn đến nhiều nơi tỉ lệ công nhân, người lao động tham gia công đoàn chưa cao. Đây sẽ là điều kiện mà các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng nhằm lôi kéo, kích động công nhân, người lao động thành lập các “tổ chức đại diện người lao động”, âm mưu tập hợp lực lượng, thúc đẩy sớm ra đời tổ chức “công đoàn độc lập”, “nghiệp đoàn độc lập” tại Việt Nam nhằm tạo dựng lực lượng chính trị đối lập, tiến tới thực hiện mưu đồ thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Bởi vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện và đấu tranh với thủ đoạn nguy hiểm này. Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công nhân, người lao động nắm rõ mục đích, ý nghĩa việc tham gia Công đoàn, đồng thời nhận diện âm mưu của kẻ xấu lợi dụng việc kêu gọi thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, giúp công nhân tẩy chay, loại trừ.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa