Một là, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động
tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch luôn phải được đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh của cả
hệ thống chính trị trong triển khai công tác này một cách thực chất, thường
xuyên, liên tục với quyết tâm chính trị lớn, có sức thuyết phục cao, sức lan tỏa
sâu rộng. Cuộc đấu tranh này phải được triển khai sâu rộng trong toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt,
cần huy động được rộng rãi trí tuệ, tâm huyết của các nhân sĩ, trí thức và nhân
dân tiến bộ trên thế giới tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh phản bác các
luận điệu xuyên tạc, thù địch với nước ta.
Hai là, tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình,
nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền,
xuyên tạc, đặc biệt là các phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch để
tuyên truyền các luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch; dự báo thời điểm các
thế lực thù địch đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng để kịp thời triển
khai biện pháp đấu tranh, ngăn chặn. Trong đó, đặc biệt chú trọng nắm tình hình
từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để chủ động
triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết
thực tiễn, phát triển lý luận, khẳng định vị thế, vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạch định đường lối xây dựng và phát triển đất nước;
làm cho hệ tư tưởng này có sức sống mãnh liệt và giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống của xã hội ta. Qua đó nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho cuộc đấu tranh,
phê phán quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch chống phá Việt Nam. Gắn kết chặt
chẽ cuộc đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng của xã hội ta với xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; nêu cao vai trò tiên phong,
gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Tiếp tục đổi mới
nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính chủ động, tính
thuyết phục, hiệu quả của công tác tuyên truyền và tư tưởng, lý luận; gắn kết
chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong công tác này nhằm tạo ra sức tự đề kháng
trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân về bản chất cách mạng và
khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng minh chứng cụ thể từ
những thắng lợi trong lịch sử dân tộc và trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước hiện nay; về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng lý luận của Đảng; về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm
tuyên truyền, xuyên tạc hệ tư tưởng của xã hội ta... để từ đó thúc đẩy mọi người
tự giác tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh. Làm cho cán bộ, đảng viên và
người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tác hại của các thông tin phản
động, xuyên tạc; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” các nội dung thông tin xấu
độc, nguy hại đối với xã hội.
Năm là, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới,
đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an
sinh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho nhân dân có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc; không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Đó là minh chứng sinh động nhất nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đập
tan luận điệu tuyên truyền sai trái, thù địch chống phá nước ta. Giải quyết kịp
thời, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, các vụ đình công, lãn công…
ngay từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”, không để kẻ địch lợi dụng chống
phá. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm phải tính toán, cân nhắc thời điểm phù hợp,
đảm bảo các yêu cầu đặt ra theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo,
linh hoạt về phương pháp, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong
và ngoài nước, kiên quyết không để sơ hở để kẻ địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.
Sáu là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước
về báo chí, truyền thông, internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên
lĩnh vực này. Qua đó chủ động phát hiện những hành vi sai phạm, xu hướng lệch lạc
của một số phóng viên, nhà báo thoái hóa, biến chất; phát hiện các tài liệu,
bài viết tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, thù địch để có biện pháp ngăn chặn,
xử lý kịp thời. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng độc hại,
các blog “đen” thường đăng tải các tin, bài, phim ảnh có nội dung xấu, độc hại,
trái ngược với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, quản lý internet,
cần xác định những quan hệ xã hội nảy sinh trên lĩnh vực này chưa được pháp luật
điều chỉnh để kiến nghị cơ quan chức năng xây dựng, ban hành các văn bản pháp
luật phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.
Có thể thấy, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, thù địch chống phá nước ta là cuộc chiến đầy khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta và với những thành tựu đã đạt được trong công tác này những năm qua, chúng ta tin tưởng rằng, những năm tới, nước ta sẽ thực hiện thành công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, thù địch đối với đất nước.
Các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên mọi lĩnh vực; đặc biệt chúng sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá từ bên trong. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa